• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản...thủ tục phá sản...đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản...thẩm quyền giải quyết mở thủ tục phá sản...

  • Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
  • đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Kiến thức của bạn:
  • Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Căn cứ pháp lý:
  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Luật phá sản 2014
Nội dung tư vấn: 

     1.Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

     Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán, đó là dấu hiệu doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản. Doanh nghiệp bị coi là phá sản khi Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.      Để được tòa án thụ lý giải quyết phá sản, chủ thể cần phải nộp Đơn yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản. Tòa án  chính là cơ quan thụ lý, giải quyết phá sản theo các trình tự, thủ tục quy định tại luật phá sản 2014. Chỉ khi có đủ điều kiện tòa án mới ra quyết định mở thủ tục phá sản và tiến hành giải quyết.      Nội dung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản : a) Ngày, tháng, năm; b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản; c) Tên, địa chỉ của người làm đơn( nếu người làm đơn là người lao động, đại diện công đoàn) hoặc tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã ( nếu là doanh nghiệp, hợp tác xã) d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản; đ) Khoản nợ đến hạn. Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.      Để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có thể thực hiện bằng hai cách:
  • Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
  • Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.

     2. Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

     Người có quyền và nghĩa vụ nộp Đơn yêu cầu Tòa án nhân dân gồm những ai?      Theo quy định tại điều 5 Luật phá sản 2014 chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu tới Tòa án gồm:
  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
  • Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.  Như vậy các chủ thể trên có quyền và nghĩa vụ yêu cầu mở thủ tục phá sản có thể tiến hành chuẩn bị hồ sơ cần thiết khi thấy doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản. Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.   Thực tế, thông thường chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong khoảng thời gian nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến khi tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, nếu doanh nghiệp có thể khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán, hoặc thương lượng với chủ nợ rút đơn yêu cầu với Tòa án (Theo như quy định tại điều 37 luật phá sản 2014) và tiến hành thủ tục phục hồi kinh doanh.
  • [caption id="attachment_87798" align="aligncenter" width="1045"]                                                đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản[/caption]

     3. Thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản

     Sau khi tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tiến hành thực hiện các thủ tục:
  • Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản trong thời hạn 3 ngày từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chưa hợp lệ, cần thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn.
  • Trong 15 ngày sau khi nhận được thông báo nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản,người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản. Sau khi nhận được lệ phí phá sản, tòa án tiến hành thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, các cơ quan, tổ chức đang giải quyết vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do các bên cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày  thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản . Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
         Bài viết liên quan:      Để được tư vấn chi tiết về thủ tục phá sản quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí  24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. 

     Trân trọng!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178