Đòi lại nhà cho mượn từ trước 1991 thế nào
12:01 23/09/2020
Quyền đối với tài sản được quy định cụ thể trong Bộ Luật dân sự 2015, Điều 166, Điều 159, Luật nhà ở 2014 quy định về thủ tục
- Đòi lại nhà cho mượn từ trước 1991 thế nào
- Đòi lại nhà cho mượn
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Đòi lại nhà cho mượn
Câu hỏi của bạn về Đòi lại nhà cho mượn:
Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc như sau: Bố, mẹ tôi có cho em trai bố tôi ở nhờ nhà từ trước năm 1991. Đến nay bố mẹ tôi muốn bán căn nhà trên đi, liệu có đòi được không? Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Câu trả lời của Luật sư về Đòi lại nhà cho mượn
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Đòi lại nhà cho mượn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Đòi lại nhà cho mượn như sau:
1. Cơ sở pháp lý về Đòi lại nhà cho mượn
2. Nội dung tư vấn về Đòi lại nhà cho mượn
Cho mượn, cho ở nhờ nhà ở là một trong các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình. Tuy nhiên việc trên phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và các bên phải nghiêm túc chấp hành. Dưới đây là một số quy định của pháp luật về cho mượn, cho ở nhờ nhà ở.
2.1 Các quyền đối với tài sản
Điều 158 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về quyền sở hữu tài sản
Điều 158. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.[/symple_box]
Đối với tài sản của mình, chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt tài sản đó theo quy định của luật. Đồng thời tài sản ở đây là:
Quyền đòi lai tài sản, Điều 166 Bộ Luật dân sự 2015
Điều 166. Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó. Như vậy, đối với trường hợp chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản thì chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản
Quyền khác đối với tài sản:
Ngoài ra Điều 153 Luật nhà ở 2014 quy định về việc cho mượn, cho ở nhờ nhà thuộc sở hữu chung của nhiều người như sau:
Điều 153. Cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung
1. Việc cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó; trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền cho mượn, cho ở nhờ thuộc phần sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác. Bên cho mượn nhà ở có quyền đòi lại nhà ở, bên cho ở nhờ có quyền chấm dứt việc cho ở nhờ khi chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 154 của Luật này và theo thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có thể ủy quyền cho người đại diện ký hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở
Như thông tin bạn cung cấp ở trên, chúng tôi không thấy bạn cung cấp thông tin về giao dịch giữa bố mẹ bạn và em trai của bố bạn. Như vậy, chúng tôi sẽ có các phương thức giải quyết như sau:
TH1: Đối với giao dịch được thực hiện bằng văn bản, thời hạn cho mượn, cho ở nhờ được ghi rõ, đầy đủ, chính xác thì khi thời hạn kết thúc, 2 bên có quyền trao trả lại tài sản.
TH2: Các bên có nghĩa vụ trao trả tài sản trong trường hợp không có hợp đồng cho mượn nhà ở, hoặc có hợp đồng cho mượn nhà ở nhưng trong văn bản không ghi cụ thể thời hạn trả lại nhà ở. Bố, mẹ bạn và em trai của bố bạn cần thỏa thuận với nhau về việc trả lại nhà ở, tránh những tranh chấp không cần thiết phải nhờ sự can thiệp của Tòa án.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 58/1998 về giao dịch dân sự là nhà ở được xác lập trước 1/7/1991
(...)
3. Trong trường hợp thời hạn cho mượn, cho ở nhờ nhà ở không được xác định trong hợp đồng, thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ được lấy lại nhà ở, nếu các bên không có thoả thuận khác, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ biết trước ít nhất là sáu tháng. Trong trường hợp bên mượn, bên ở nhờ không có chỗ ở khác hoặc không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác, thì tuỳ từng trường hợp mà được tiếp tục sử dụng một phần hoặc toàn bộ nhà ở đang mượn, đang ở nhờ cho đến ngày 1 tháng 7 năm 2005 và các bên phải ký kết hợp đồng thuê nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự; giá thuê nhà ở được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 3 của Nghị quyết này; nếu bên mượn, bên ở nhờ không chịu ký kết hợp đồng thì phải trả lại nhà; nếu bên cho mượn, bên cho ở nhờ không chịu ký kết hợp đồng thì bên mượn, bên ở nhờ được tiếp tục ở nhà đang mượn, đang ở nhờ cho đến ngày 1 tháng 7 năm 2005. Để đòi lại nhà cho mượn, cho ở nhờ, bên cho mượn, cho ở nhờ cần thông báo bằng văn bản cho bên mượn ít nhất là sáu tháng.
[caption id="attachment_202430" align="aligncenter" width="476"] Đòi lại nhà cho mượn[/caption]
Các hình thức giao dịch về nhà ở, Điều 117 Luật nhà ở 2014
Điều 117. Các hình thức giao dịch về nhà ở
Giao dịch về nhà ở bao gồm các hình thức mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quản lý nhà ở. Điều kiện của nhà ở được tham gia giao dịch, Điều 118 Luật nhà ở 2014
Điều 118. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền. Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
2. Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:
a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
đ) Nhận thừa kế nhà ở;
e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó. Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Trường hợp nhà ở cho thuê thì ngoài các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này, nhà ở còn phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch, Điều 119 Luật nhà ở 2014
Điều 119. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở
1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:
a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
b) Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
2. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân thì phải có điều kiện sau đây:
a) Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
b) Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
3. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập; trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. Hợp đồng về nhà ở, Điều 121 Luật nhà ở 2014
Điều 121. Hợp đồng về nhà ở
Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:
1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
3. Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
6. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
7. Cam kết của các bên;
8. Các thỏa thuận khác;
9. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
10. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
1. Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký. KẾT LUẬN: Bố, mẹ bạn có quyền đòi lại nhà ở đã cho mượn, cho ở nhờ và phải thông báo ít nhất là 6 tháng cho bên mượn, ở nhờ. Để thực hiện việc bán nhà ở, bố mẹ bạn cần thực hiện theo các quy định trên về giao dịch nhà ở. Nếu gặp khó khăn trong quá trình giải quyết, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn: 1900.6500 hoặc gửi thông tin về địa chỉ Email: l[email protected].
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về Đòi lại nhà cho mượn quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Việt Anh
2.2 Thủ tục bán nhà ở