• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Vấn đề ủy quyền quản lý nhà ở: phạm vi ủy quyền, ủy quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở được quy định như sau:

  • Ủy quyền quản lý nhà ở được quy định như thế nào?
  • ủy quyền quản lý nhà ở
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ỦY QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ Ở

Câu hỏi của bạn về vấn đề ủy quyền quản lý nhà ở:

     Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc muốn được Luật sư giải đáp giúp đó là: Quy định về việc ủy quyền quản lý nhà ở hiện nay như thế nào? Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về vấn đề ủy quyền quản lý nhà ở:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề ủy quyền quản lý nhà ở, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề ủy quyền quản lý nhà ở như sau:

1. Cơ sở pháp lý về vấn đề ủy quyền quản lý nhà ở:

2. Nội dung tư vấn về vấn đề ủy quyền quản lý nhà ở:

     Ủy quyền là việc tổ chức, cá nhân (được gọi là bên nhận ủy quyền) thay mặt tổ chức, cá nhân khác (được gọi là bên ủy quyền) thực hiện một hoặc một số công việc trong thời hạn nhất định do các bên tự thỏa thuận và có thể có thù lao hoặc không có thù lao. Nội dung bài viết dưới đây trình bày nội dung ủy quyền về việc quản lý nhà ở, cụ thể như sau:

2.1 Phạm vi ủy quyền quản lý nhà ở

     Phạm vi ủy quyền hay nội dung ủy quyền chính là phần quan trọng nhất của một văn bản ủy quyền, phần này liệt kê những công việc mà bên nhận ủy quyền được phép thực hiện nhân danh bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc trong phạm vi này. Về nội dung ủy quyền quản lý nhà ở được quy định tại Điều 155 Luật nhà ở 2014 như sau:

Điều 155. Nội dung, phạm vi ủy quyền quản lý nhà ở

1. Ủy quyền quản lý nhà ở là việc chủ sở hữu nhà ở ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc quản lý, sử dụng nhà ở trong thời hạn được ủy quyền. Việc ủy quyền quản lý nhà ở chỉ được thực hiện đối với nhà ở có sẵn.

2. Nội dung, thời hạn ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng ủy quyền; nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày ký hợp đồng ủy quyền.

3. Bên ủy quyền quản lý nhà ở phải trả chi phí quản lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2.2 Ủy quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung

     Điều 156 Luật nhà ở 2014 quy định về ủy quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung như sau:

Điều 156. Ủy quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung

1. Việc ủy quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung đồng ý; trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền ủy quyền cho người khác quản lý phần quyền sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác.

2. Chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu khác biết việc ủy quyền quản lý nhà ở, trừ trường hợp người được ủy quyền quản lý nhà ở đồng thời là chủ sở hữu chung của nhà ở đó.

2.3 Các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở

     Căn cứ quy định tại Điều 157 Luật nhà ở 2014, hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở chám dứt trong các trường hợp sau đây:

  • Hợp đồng ủy quyền hết hạn.
  • Nội dung ủy quyền đã được thực hiện.
  • Nhà ở được ủy quyền quản lý không còn.
  • Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở theo quy định tại Điều 158 của Luật này.
  • Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền quản lý nhà ở chết.
  • Bên được ủy quyền quản lý nhà ở mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án.
  • Theo thỏa thuận của các bên.

2.4 Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở

     Theo quy định tại Điều 158 Luật nhà ở 2014, các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở gồm có:

Đối với bên ủy quyền, được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Nếu việc ủy quyền có chi phí quản lý thì bên ủy quyền không phải báo trước cho bên được ủy quyền biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền nhưng phải thanh toán cho bên được ủy quyền chi phí quản lý tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và phải bồi thường thiệt hại cho bên được ủy quyền;
  • Nếu việc ủy quyền không có chi phí quản lý thì bên ủy quyền phải thông báo cho bên được ủy quyền biết trước ít nhất 30 ngày về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Đối với bên được ủy quyền, được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Nếu việc ủy quyền có chi phí quản lý thì không phải báo trước cho bên ủy quyền biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền (nếu có);
  • Nếu việc ủy quyền không có chi phí quản lý thì phải thông báo cho bên ủy quyền biết trước ít nhất 30 ngày về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

     Ngoài ra, bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thông báo cho bên thứ ba có liên quan biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở.

Bài viết tham khảo:

[caption id="attachment_198702" align="aligncenter" width="450"] ủy quyền quản lý nhà ở[/caption]

QUYỀN CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ Ở

Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi pháp luật hiện nay quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở như thế nào? Xin cảm ơn

Trả lời:

1.1 Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

     Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật nhà ở 2014, chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có các quyền sau đây:

  • Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;
  • Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;
  • Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;
  • Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;
  • Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

     Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;

  • Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;
  • Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

1.2 Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài

     Căn cứ Khoản 2 Điều 10, Điều 159 và Điều 161 Luật nhà ở 2014 chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài) và cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam có các quyền như đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước được quy định tại mục 2,1 nêu trên;

     Ngoài ra, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam xây dựng nhà ở trên đất thuê thì chỉ được quyền cho thuê nhà ở

Bài viết tham khảo:

[caption id="attachment_198703" align="aligncenter" width="450"] ủy quyền quản lý nhà ở[/caption]

NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ Ở

Câu hỏi: Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở hiện nay được quy định như thế nào theo pháp luật? xin cảm ơn

Trả lời:

     Về nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở, người sử dụng nhà ở được quy định tại Điều 11 Luật nhà ở 2014, cụ thể như sau:

Điều 11. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở

1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ sau đây:

a) Sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình; b) Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; đối với giao dịch nhà ở là tài sản chung của vợ chồng thì còn phải thực hiện theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình;

d) Thực hiện đúng quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác khi bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì việc cải tạo, phá dỡ nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên;

đ) Đóng bảo hiểm cháy, nổ đối với nhà ở thuộc diện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;

e) Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, giải tỏa nhà ở, trưng mua, trưng dụng, mua trước nhà ở;

g) Có trách nhiệm để các bên có liên quan và người có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung;

h) Thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước khi được công nhận quyền sở hữu nhà ở, khi thực hiện các giao dịch và trong quá trình sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật.

2. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 162 của Luật này.

3. Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở và theo quy định của Luật này.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về vấn đề ủy quyền quản lý nhà ở quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Quỳnh Mai

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178