Điều kiện hưởng di sản là nhà đất có yếu tố nước ngoài
14:55 21/08/2019
Điều kiện hưởng di sản là nhà đất có yếu tố nước ngoài bao gồm điều kiện về chủ thể lập di chúc, điều kiện lập di chúc, hình thức của di chúc...

Điều kiện hưởng di sản là nhà đất có yếu tố nước ngoài
Hưởng di sản là nhà đất có yếu tố nước ngoài
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HƯỞNG DI SẢN LÀ NHÀ ĐẤT CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Câu hỏi của bạn về vấn đề hưởng di sản là nhà đất có yếu tố nước ngoài:
Kính chào Quý Luật sư,
Tôi hiện tại đang sinh sống ở Mỹ. Mẹ tôi và gia đình em trai tôi đang sống chung một căn nhà ở Việt Nam, mẹ tôi là chủ hộ. Nhưng bây giờ gia đình em trai tôi tách hộ riêng với lý do để giảm tiền điện vì em trai tôi đang kinh doanh quần áo trong căn nhà của mẹ tôi. Như vậy căn nhà của mẹ tôi đang có 2 hộ khẩu.
Căn nhà đó mẹ tôi đã để lại di chúc cách đây 3 năm với nội dung: Cho một mình tôi căn nhà của mẹ.
Câu hỏi của tôi là, nếu gia đình em trai tôi gồm có 4 người (em trai, vợ và 2 người con của em ấy) tách riêng hộ khẩu trong căn nhà của mẹ tôi thì có ảnh hưởng đến di chúc sau này không? Em trai tôi có thể tranh chấp căn nhà này không?
Chân thành cảm ơn Quý Luật sư!
Câu trả lời của Luật sư về vấn đề hưởng di sản là nhà đất có yếu tố nước ngoài
Chào bạn, Công ty luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề hưởng di sản là nhà đất có yếu tố nước ngoài, chúng tôi xin đưa ra ý kiến pháp lý về vấn đề hưởng di sản là nhà đất có yếu tố nước ngoài như sau:
1. Cơ sở pháp lý về vấn đề hưởng di sản là nhà đất có yếu tố nước ngoài
2. Nội dung tư vấn về vấn đề hưởng di sản là nhà đất có yếu tố nước ngoài
Theo thông tin bạn cung cấp, căn nhà đang có hộ khẩu của gia đình em bạn nữa và mẹ bạn đã lập di chúc với mong muốn để lại mảnh đất và căn nhà cho bạn. Để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn về điều kiện để di chúc hợp pháp và có hiệu lực khi người nhận di sản là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2.1. Điều kiện di chúc hợp pháp
Theo khoản 1 điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
Về chủ thể, người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
Về nội dung: Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Theo điều đ khoản 1 điều 179 luật Đất đai 2013 quy định cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Do đó, nội dung di chúc đã được luật cho phép.
Về hình thức: Hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Theo đó, di chúc phải được lập thành văn bản, trong trường hợp không thể lập thành văn bản thì có thể lập bằng miệng. Mặc dù theo quy định pháp luật thì di chúc không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, nhưng để đảm bảo tính an toàn pháp lý sau này, thì người lập di chúc nên đến Văn phòng công chứng để công chứng di chúc.
Như vậy, phần di chúc để lại ngồi nhà và mảnh đất của mẹ bạn sẽ hợp pháp nếu đáp ứng đầy đủ 03 điều kiện trên. Cần lưu ý với bạn rằng, quyền sở hữu tài sản riêng của từng cá nhân không phụ thuộc vào những người có tên trong sổ hộ khẩu. Do đó, sau khi mẹ bạn mất đi và để lại di chúc như trên thì bạn sẽ là người sở hữu căn nhà và quyền sử dụng mảnh đất.
[caption id="attachment_173908" align="aligncenter" width="450"] Hưởng di sản là nhà đất có yếu tố nước ngoài[/caption]
2.2. Quyền hưởng di sản thừa kế là nhà đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Như đã phân tích ở mục 2.1 thì bạn có quyền nhận di sản thừa kế là nhà đất mẹ bạn để lại. Tuy nhiên, do bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nên chưa chắc bạn đã có quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận mảnh đất đó.
2.2.1 Trường hợp bạn có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
Theo khoản 1 điều 186 luật Đất đai 2013, điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam là người đó phải thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Cụ thể là:
- Phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam
- Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Nếu bạn đáp ứng điều kiện trên thì sau khi mẹ bạn mất đi, bạn có thể thực hiện việc sang tên Giấy chứng nhận cho bạn.
2.2.2 Trường hợp bạn không có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
Trong trường hợp bạn không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bạn sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế. Cụ thể như sau:
- Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bạn được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì bạn được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho. Bên nhận tặng cho là một trong những đối tượng sau:
- Nhà nước;
- Cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng;
- Nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.
- Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.
Kết luận: Em trai bạn có hộ khẩu trên mảnh đất của mẹ bạn không ảnh hưởng đến hiệu lực của di chúc của mẹ bạn. Ngoài ra bạn nên lưu ý, trường hợp người nhận di sản là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì người đó phải thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở, mới được cấp cấp Giấy chứng nhận.
Bài viết tham khảo: