• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được quy định tại Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý sử dụng đất trồng lúa như sau:

  • Điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
  • điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐIỀU KIỆN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA

      Bạn đang tìm hiểu quy định của pháp luật về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa: điều kiện chuyển đổi, thủ tục chuyển đổi, hồ sơ chuyển đổi… Bài viết dưới đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp cho bạn toàn bộ những vướng mắc trên. 

Cơ sở pháp lý:

1. Điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

     Khoản 1 điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa quy định

1. Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:   

a) Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;

b) Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa);      

c) Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.

     Như vậy, bạn cần đảm bảo các điều kiện trên để được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất chuyển đổi này vẫn được thống kê là đất trồng lúa và được hưởng các biện pháp hỗ trợ theo quy định của pháp luật đất đai.

chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

2. Thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

     Khi chuyển đổi đất trồng lúa thành trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, người sử dụng đất cần thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp đơn xin chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất

     Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, gửi trực tiếp tới Ủy ban nhân dân cấp xã 01 Đơn đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa (theo mẫu) 

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:

     Trường hợp Đơn đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của xã, trong thời gian năm ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào Đơn đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại Đơn cho người sử dụng đất;

     Trường hợp Đơn đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho người sử dụng đất, chỉnh sửa, bổ sung đơn đăng ký.

     Trường hợp không đồng ý cho chuyển đổi, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng đất, nêu rõ lý do.

3. Các biện pháp hỗ trợ về tài chính đối với đất trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản

     Như đã trình bày ở trên, thì diện tích đất trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản vẫn được thống kê là đất trồng lúa và được hưởng các biện pháp hỗ trợ về tài chính theo quy định của pháp luật đất đai.

     Cụ thể, các hỗ trợ như sau:

  • Được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong hạn mức.
  • Được Nhà nước còn miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuế đất nông nghiệp – bao gồm cả đất trồng lúa – đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số.
  • Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng lúa được Nhà nước giao trong hạn mức đất nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp; đất được thừa kế, tặng cho nhận chuyển nhượng mà trong hạn mức sử dụng đất cũng được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Ủy ban nhân dân các cấp sử dụng kinh phí do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước nộp và nguồn kinh phí hỗ trợ để thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phù hợp điều kiện của địa phương.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo:

Liên hệ Luật sư tư vấn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:

     Nếu bạn đang gặp vướng mắc về chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  • Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178