• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Luật Toàn Quốc chia sẻ thông tin về diện tích tối thiểu tách thửa tỉnh Hà Nam theo quy định mới nhất hiện đang được quy định tại Quyết định số 36/2017/QĐ-UBND

  • Diện tích tối thiểu tách thửa tỉnh Hà Nam theo quy định hiện nay
  • Diện tích tối thiểu tách thửa tỉnh Hà Nam
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

DIỆN TÍCH TỐI THIỂU TÁCH THỬA TỈNH HÀ NAM

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Theo quy định mới nhất của tỉnh Hà Nam thì diện tích tối thiểu tách thửa đất là bao nhiêu mét vuông? Và ngoài điều kiện về diện tích tối thiểu thì thửa đất có cần phải đáp ứng điều kiện nào khác nữa không? Mong Luật sư tư vấn giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về diện tích tách thửa ở Hà Nam, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về diện tích tách thửa ở Hà Nam như sau:

Cơ sở pháp lý:

1. Diện tích tối thiểu tách thửa tỉnh Hà Nam

    Quyết định số 36/2017/QĐ-UBND diện tích tối thiểu tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện nay vẫn còn hiệu lực và được áp dụng thi hành, do đó căn cứ quy định tại Điều 6 Quyết định 36/2017/QĐ-UBND, diện tích tách thửa đất tại tỉnh Hà Nam được thực hiện như sau:

     Thứ nhất, đối với thửa đất ở của cá nhân, hộ gia đình (trừ trường hợp thuộc điểm b Khoản 6 Điều 6 Quyết định 36/2017/QĐ-UBND)

  • Đối với thửa đất thuộc địa giới phường, thị trấn: diện tích ≥ 40 m2; chiều rộng, chiều sâu ≥ 3,5m.
  • Đối với thửa đất thuộc địa giới xã: diện tích ≥ 60 m2; chiều rộng, chiều sâu ≥ 4m
     Thứ hai, thửa đất của hộ gia đình, cá nhân là đất nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Quyết định 36/2017/QĐ-UBND khi tách thửa đất thì thửa đất hình thành sau khi chia tách phải đảm bảo diện tích ≥ 360 m2      Thứ ba, đường giao thông được hình thành sau khi chia tách thửa đất
  • Trường hợp sau khi chia tách thửa đất hình thành đường giao thông nối tiếp vào ngõ hiện trạng có mặt cắt ngang ≤ 3m thì bề rộng ngõ mới hình thành sau khi chia tách tối thiểu phải bằng bề rộng ngõ hiện trạng.
  • Trường hợp sau khi chia tách thửa đất hình thành đường giao thông mới hoặc nối tiếp vào ngõ hiện trạng có mặt cắt ngang > 3m thì bề rộng ngõ mới hình thành sau khi chia tách ≥ 3m.
     Thứ tư, thửa đất có nguồn gốc được giao đất tái định cư hoặc được Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật thì được phép chia tách, hợp thửa đất trong các trường hợp sau:
  • Thửa đất đề nghị chia tách, hợp thửa đất mà thuộc khu đất không có quy hoạch chi tiết được duyệt thì việc chia tách, hợp thửa đất được thực hiện chia tách nhưng phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 36/2017/QĐ-UBND.
  • Thửa đất đề nghị chia tách, hợp thửa đất thuộc khu đất đã có quy hoạch chi tiết được duyệt thì thực hiện chia tách, hợp thửa đất theo quy hoạch chi tiết được duyệt; đối với trường hợp thửa đất đề nghị chia tách, hợp thửa đất mà chưa phù hợp với quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt thì việc tách, hợp thửa đất thực hiện sau khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chấp thuận việc điều chỉnh và việc chia tách, hợp thửa đất phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 36/2017/QĐ-UBND.

 

 

2. Các trường hợp không áp dụng diện tích tối thiểu

     Theo quy định tại khoản 5 điều 6 quyết định 36/2017/QĐ-UBND, các trường hợp sau không áp dụng những quy định về diện tích tối thiểu :

  • Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
  • Quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
  • Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực.
  • Quyết định của cơ quan thi hành án theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp khi thực hiện nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Điều 73 Luật Đất đai năm 2013.
  • Trường hợp thửa đất đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhiều người sử dụng đất trong cùng một thửa đất mà đã xác định phần diện tích sử dụng riêng đối với đất nông nghiệp và đối với đất ở đã xác định ranh giới, mốc giới của các chủ sử dụng đất trên hồ sơ địa chính và ngoài thực địa.

Diện tích tối thiểu tách thửa tỉnh Hà Nam

3. Các trường hợp không được phép tách thửa

     Theo quy định tại khoản 6, điều 6 Quyết định số 36/2017/QĐ-UBND thửa đất thuộc các trường hợp sau thì không được phép chia tách thửa:

  • Thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất.
  • Thửa đất thuộc quy hoạch chi tiết phân lô đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
  • Thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Một trong các thửa đất hình thành sau khi chia tách thửa đất không đảm bảo điều kiện về diện tích tối thiểu đã quy định.

4. Câu hỏi thường gặp về diện tích tối thiểu tách thửa tỉnh Hà Nam

Câu hỏi 1: Diện tích tách thửa đất trồng cây lâu năm tại Hà Nam là bao nhiêu?

    Thửa đất trồng cây lâu năm thuộc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy hoạch là đất nông nghiệp khi chia tách thửa đất thì diện tích tối thiểu là: 360m2.

Câu hỏi 2: Tôi có một thửa đất ở Hà Nam, tôi muốn tách thành 10 thửa nhỏ hơn để bán và sử dụng có được không?

     Trong quy định về tách thửa đất ở tỉnh Hà Nam hiện không có quy định giới hạn về số thửa đất khi tách thửa. Người sử dụng đất có thể tách thửa theo nhu cầu của mình và đảm bảo các thửa đất sau khi tách thửa có diện tích, kích thước không nhỏ hơn mức tối thiểu theo quy định của tỉnh.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178