• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Sa thải người lao động đang bị tạm giam. Tôi đang ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty A. Ngày 24/9/2016 tôi bị khởi tố về tội [....]

  • Công ty có được sa thải người lao động đang bị tạm giam không?
  • Sa thải người lao động đang bị tạm giam
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Công ty có được sa thải người lao động đang bị tạm giam không?

Câu hỏi của bạn:

     Xin luật sư tư vấn giúp tôi về sa thải người lao động đang bị tạm giam: Tôi đang ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty A. Ngày 24/9/2016 tôi bị khởi tố về tội "Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và bị bắt tạm giam. Ngày 25/9/2016 công ty A có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với tôi. Xin luật sư cho tôi được biết công ty A xử lý hợp đồng lao động của tôi như vậy có đúng không. Trường hợp không đúng thì tôi phải làm thế nào để đòi hỏi quyền lợi của mình? Chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi sa thải người lao động đang bị tạm giam tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về sa thải người lao động đang bị tạm giam

      1. Công ty có được sa thải người lao động đang bị tạm giam không?

      Khoản 2 Điều 32 Bộ luật lao động 2012 quy định về các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:

      "2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự."

      Điều 33 Bộ luật lao động 2012 quy định về nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

      “Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.”

     Khoản 5 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 quy định các trường hợp người sử dụng lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là:

     "5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án."

      Điểm d Khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012 thì:

      “d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này

     Theo quy định pháp luật, khi người lao động bị bắt tạm giam để thực hiện quá trình điều tra thì người sử dụng lao động phải tạm hoãn hợp đồng lao động đến khi có bản án, quyết định của Tòa án về việc người lao động này phạm tội hay không phạm tội. Nếu trong bản án, quyết định của Tòa án tuyên người lao động phạm tội là một trong những căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu trong bản án, quyết định của Tòa án tuyên người lao động vô tội thì khôi phục hợp đồng lao động và trong vòng 15 ngày làm việc người lao động phải có mặt tại nơi làm việc, nếu người lao động không có mặt tại nơi làm việc cũng là căn cứ để người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.

     Như thông tin bạn trình bày, bạn ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty A. Ngày 24/9/2016 bạn bị khởi tố về tội "Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và bị bắt tạm giam. Ngày 25/9/2016 công ty A có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với bạn. Như vậy, bạn sẽ được tạm hoãn thực hiện hợp đồng đến khi hết thời hạn bị tạm giam mà công ty không được chấm dứt hợp đồng lao động với bạn trong trường hợp này. Trường hợp công ty vẫn chấm dứt hợp đồng lao động với bạn thì đây là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. [caption id="attachment_55128" align="aligncenter" width="450"]Sa thải người lao động đang bị tạm giam Sa thải người lao động đang bị tạm giam[/caption]

     2. Quyền lợi của người lao động khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

     Điều 44 Bộ luật lao động 2012 quy định quyền lợi của người lao động khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:

     Thứ nhất: Người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

     Thứ hai: Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

      Thứ ba: Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

     Thứ tư: Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

     Thứ năm: Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

     Theo quy định pháp luật, khi người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải ưu tiên nhận lại người lao động nếu người lao động vẫn muốn tiếp tục làm việc. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc cho công ty thì hai bên thỏa thuận về mức bồi thường, trợ cấp mất việc,... Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục làm việc nhưng công ty không đồng ý thì bạn có thể nộp đơn khiếu nại lên công đoàn cơ sở tại công ty hoặc công đoàn cấp trên trong trường hợp công ty không có công đoàn cơ sở hoặc khiếu nại lên thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội để được giải quyết và bảo vệ quyền lợi.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo:

     Để được tư vấn về lĩnh vực lao động quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178