• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Công chứng văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể gửi qua email...

  • Công chứng văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
  • Công chứng văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CÔNG CHỨNG VĂN BẢN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Câu hỏi của bạn: 

     Văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác có thể gửi qua email từ địa chính xã qua luật sư ở nơi công chứng được không?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về công chứng văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:
Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về công chứng văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất

1. Thủ tục công chứng văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất

     Khoản 3 điều 167 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

     “3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

     a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

     b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

     c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

     d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã”.

     Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà 2 bên đã ký bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi tỉnh nơi có đất, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Và như vậy, bạn có thể thực hiện việc chứng thực hợp đồng tại Ủy ban nhân dân cấp xã (phường) và bạn có thể yêu cầu cơ quan này giải trình lí do bằng văn bản,cũng như khiếu nại về việc cơ quan này từ chối chứng thực. Hoặc có thể công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng trong địa bàn tỉnh nơi có đất.

     Đối với trường hợp chứng thực tại Ủy ban, theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, cụ thể là: “Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực…”. Theo đó, hai bên là bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng phải có mặt để thực hiện việc ký vào bản hợp đồng về việc chuyển quyền sử dụng đất trong bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực. Và nếu vắng một bên thì sẽ không thể chứng thực được.

     Bên cạnh đó căn cứ vào điều 48 Luật công chứng 2014:

     “1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.

     Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.

     2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.

     3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:

     a) Công chứng di chúc;

     b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;

     c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng”.

     Trong trường hợp này, chỉ cần một bên ký  có mặt và vào văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước mặt công chứng viên. [caption id="attachment_103715" align="aligncenter" width="450"]Công chứng văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất Công chứng văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất[/caption]

2. Có thể công chứng văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất qua mail không? 

     Theo quy định của pháp luật thì việc công chứng hay chứng thực đều phải có mặt của ít nhất một bên trong giao dịch. Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn không thể gửi văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ địa chính xã qua email đến văn phòng công chứng để công chứng văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó được.

     Bạn có thể tham khảo bài viết sau: Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về vấn đề công chứng văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178