MUA ĐẤT KHI CHƯA ĐƯỢC TÁCH SỔ ĐỎ
Câu hỏi về mua đất khi chưa được tách sổ đỏ:
Em đang có nhu cầu mua đất xây nhà tại Quận NHS, thành phố ĐN. Tuy nhiên có một số vấn đề em thắc mắc liên quan như bên dưới, nhờ anh/ chị giải đáp giúp em
1. Thửa đất em mua có diện tích hơn 80m2 nhưng chưa được tách sổ đỏ riêng (vẫn chung sổ với chủ nhà và những thửa đất khác). Nếu em muốn xây nhà trên thửa đất đó thì có thể nhờ chủ sổ đỏ đứng ra xin hồ sơ cấp giấy phép xây dựng, hồ sơ cấp điện, nước được không ạ?
2. Nếu sau khi em xây xong nhà và ở lại đó có đăng kí hộ khẩu tạm trú, tạm vắng tại địa phương rồi thì em có thể dựa vào hồ sơ (giấy phép xây dựng, hồ sơ cấp điện, nước, hộ khẩu,...) để yêu cầu tách sổ đỏ riêng cho thửa đất của em được không?
3. Chi phí cho việc tách sổ mới dựa trên diện tích của em là bao nhiêu?
Câu trả lời của Luật sư về mua đất khi chưa được tách sổ đỏ:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Với câu hỏi về mua đất khi chưa được tách sổ đỏ của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý về mua đất khi chưa được tách sổ đỏ:
Nội dung tư vấn về mua đất khi chưa được tách sổ đỏ:
1. Có nên mua đất khi chưa được tách sổ đỏ riêng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc định đoạt tài sản chung như sau:
"1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.
Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.
Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
5. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.
6. Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật này.”
Như vậy, bạn có thể mua đất chung với chủ đất. Sau đó có thể thực hiện thủ tục tách thửa và xin giấy phép xây dựng nhà ở theo đúng quy định của pháp luật.
[caption id="attachment_121984" align="aligncenter" width="577"]
Mua đất khi chưa được tách sổ đỏ[/caption]
2. Thủ tục tách thửa đối với việc mua đất khi chưa được tách sổ đỏ.
Về thủ tục tách thửa:
Thứ nhất, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất
Được quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp
Thứ hai, trình tự thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất
Được quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, gồm các bước:
Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã
Bước 2: Đo đạc địa chính để tách thửa đất
Bước 3: Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bước 4: Chỉnh lí, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
Bước 5: Trong thời gian 20 ngày, văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Trình tự thủ tục tách hoặc hợp thửa đất được quy định như trên. Trong trường hợp này bạn có thể thực hiện đồng thời cả hai công việc đó là tách thửa đất và tặng cho quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đã tách thửa để tiết kiệm thời gian và chi phí.
3. Chi phí tách thửa
Về chi phí để tách thửa gồm:
- Thuế thu nhập cá nhân: Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân là 2% trên giá trị chuyển nhượng.
- Lệ phí trước bạ = (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí)
+ Tiền nộp nhà= (Diện tích nhà) x (Cấp nhà) x (Lệ phí)
+ Diện tích đất tính bằng m2
+ Giá đất theo bảng giá tại địa phương
+ Lệ phí 0,5%
- Các chi phí khác liên quan:
+ Phí công chứng.
+ Phí đo vẽ địa chính
Một số bài viết có nội dung tham khảo: