Chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất
22:14 11/10/2019
Như vậy, trong chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ có chế độ hưu trí và chế độ tử tuất, không có chế độ thai sản....
- Chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất
- Chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Câu hỏi về chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Thưa Luật sư, cho tôi hỏi tôi có tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có được hưởng chế độ thai sản không?. Xin chân thành cảm ơn sự tư vấn của Luật sưCâu trả lời về chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn về vấn đề chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:1. Căn cứ pháp lý về chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
2. Nội dung tư vấn về chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chế độ thai sản là một trong số những chế độ của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội đều được chi trả chế độ thai sản. Cụ thể về đối tượng và mức hưởng, điều kiện hưởng đối với người lao động khi nghỉ thai sản như sau:2.1. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản
Theo Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội có quy định về đối tượng áp dụng chế độ thai sản như sau:
"Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này."
Theo đó, đối tượng được áp dụng chế độ thai sản là:
"1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;"
Như vậy, các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc các điểm a,b,c,d,đ,h quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội là đối tượng được áp dụng chế độ thai sản.
[caption id="attachment_166677" align="aligncenter" width="402"] Chế độ thai sản khi tham gia BHXH tự nguyện[/caption]
2.2.Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?
Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội có quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
"1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định."
Như vậy, trong chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ có chế độ hưu trí và chế độ tử tuất, không có chế độ thai sản. Do đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ không được hưởng chế độ thai sản.
Tham khảo thêm bài viết:
- Tư vấn hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật;
- Mẹ đơn thân có được hưởng chế độ thai sản không?.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Huyền Trang