• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chế độ bảo vệ thai sản đối với NLĐ nữ như thế nào, quy định pháp luật về công việc nặng nhọc, quy định về chế độ bảo vệ thai sản đối với NLĐ nữ

  • Chế độ bảo vệ thai sản đối với NLĐ nữ như thế nào?
  • chế độ bảo vệ thai sản đối với nlđ nữ
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Chế độ bảo vệ thai sản đối với NLĐ nữ

Câu hỏi của bạn: 

    Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

   2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
   Vậy định nghĩa “công việc nặng nhọc” hay “công việc nhẹ hơn / nhẹ nhàng” ở đây là gì?
Cụ thể là công ty của mình ở tại VSIP 1, Thuận An, Bình Dương, Công ty chuyên sản xuất hóa mỹ phẩm tẩy rửa. sản phẩm như: nước rửa tay diệt khuẩn, nước tẩy quần áo, nước tẩy rửa,… có những nhân viên nữ như Kế toán (làm việc văn phòng), công nhân kho, công nhân sản xuất,… thì đó có được xem là công việc nặng nhọc và đủ tư cách để hưởng quyền lợi “được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương” hay không?
Câu trả lời của Luật sư:

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chế độ bảo vệ thai sản đối với NLĐ nữ cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về chế độ bảo vệ thai sản đối với NLĐ nữ:

1. Quy định pháp luật về công việc nặng nhọc

     Việc xác định người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm căn cứ vào Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; ngoài tên gọi chức danh nghề có kèm theo mô tả đặc điểm điều kiện lao động.

     Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo mô tả điều kiện lao động.

     Vì vậy, phải căn cứ vào tên nghề, công việc thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc được mô tả kèm theo để xác định nghề, công việc tương ứng tại Công ty có thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hay không. [caption id="attachment_102178" align="aligncenter" width="450"]chế độ bảo vệ thai sản đối với NLĐ nữ chế độ bảo vệ thai sản đối với NLĐ nữ[/caption]

2. Quy định về chế độ bảo vệ thai sản đối với NLĐ nữ

     Chế độ bảo vệ thai sản đối với NLĐ nữ được quy định cụ thể tại Điều 155 Bộ luật Lao động 2012 như sau:

     " 1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

     a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

     b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

     2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

     3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

     4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

     5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động."

     Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn chuyên sản xuất hóa mỹ phẩm tẩy rửa. sản phẩm như: nước rửa tay diệt khuẩn, nước tẩy quần áo, nước tẩy rửa,… có những nhân viên nữ như kế toán (làm việc văn phòng), công nhân kho, công nhân sản xuất,… và để xác định các công việc đó có phải là công việc nặng nhọc hay không sẽ dự vào Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH và Thông tư 36/2017/TT-BLĐTBXH. Trong cả hai văn bản pháp luật trên thì đều không quy định công việc kế toán là công việc nặng nhọc, do đó những nhân viên nữ làm kế toán tại công ty bạn khi mang thai tại tháng thứ 7 sẽ không cần chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày. 

     Và trong Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH có quy định một số công việc nặng nhọc có thể liên quan đến hoạt động sản xuất hóa mỹ phẩm tẩy rửa. sản phẩm như: nước rửa tay diệt khuẩn, nước tẩy quần áo, nước tẩy rửa,…của công ty bạn là:

     " Sản xuất, đóng bao Na2SiF6Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với khí độc (HF), ồn, nồng độ bụi cao."

     Và " Trực tiếp làm hoạt động lưu trữ tại kho, phòng kho lưu trữ, xưởng kỹ thuật bảo quản_ Chịu tác động của bụi, hóa chất, nấm mốc, vi sinh vật có hại."

     Trong trường hợp của những  công nhân kho, công nhân sản xuất,… công ty bạn phải xem xét liệu điều kiện và nội dung công việc của họ có thuộc một trong các trường hợp kể trên không. Nếu thuộc trường hợp kể trên, công ty bạn phải chuyển họ làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt cho họ 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn về chế độ bảo vệ thai sản đối với NLĐ nữ như thế nào quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178