Cắt lương trong thời gian ngừng việc đợi công việc mới có đúng không?
22:42 14/09/2017
Cắt lương trong thời gian ngừng việc đợi công việc mới có đúng không: Hiện tôi là viên chức đang công tại tại cơ quan hành chính sự nghiệp....
- Cắt lương trong thời gian ngừng việc đợi công việc mới có đúng không?
- cắt lương trong thời gian ngừng việc
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CẮT LƯƠNG TRONG THỜI GIAN NGỪNG VIỆC ĐỢI CÔNG VIỆC MỚI CÓ ĐÚNG KHÔNG?
Câu hỏi của bạn:
Kính gửi công ty Luật Toàn Quốc. Tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp về trường hợp sau:
Hiện tôi là viên chức đang công tại tại cơ quan hành chính sự nghiệp. Năm 2016 tôi được bổ nhiệm làm phụ trách kế toán của đơn vị, đến năm 2017 thì hết thời hạn phụ trách kế toán và tôi phải học khóa kế toán trưởng để bổ nhiệm kế toán trưởng. Trong thời gian chờ cấp chứng chỉ và bổ nhiệm kế toán trưởng, giám đốc đòi thuê người làm kế toán và đòi cắt lương tôi trong thời gian thuê kế toán ( Tôi không vi phạm kỷ luật gì). Xin Luật sư tư vấn giúp tôi cắt lương trong thời gian ngừng việc đợi công việc mới như thế có đúng với quy định pháp luật không? Xin chân thành cảm ơn.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012.
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
- Nghị định 88/2015/NĐ-CP Sửa đổi bổ sung nghị định 95/2013 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.
Nội dung tư vấn :
Cắt lương trong thời gian ngừng việc đợi công việc mới có đúng không?
Trường hợp cụ thể của bạn, bạn ngừng việc trong thời gian bạn đợi chứng chỉ và quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, đơn vị bạn có ý định không trả lương bạn trong thời gian này, theo quy định pháp luật thì đơn vị bạn đã làm không đúng trong vấn đề này. Cụ thể:
1. Quy định pháp luật về tiền lương trong thời gian ngừng việc.
Căn cứ theo điều 98 Bộ luật lao động 2012 quy định về tiền lương ngừng việc:
Điều 98. Tiền lương ngừng việc
"Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định."
Vậy thời gian ngừng việc nếu do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do nguyên nhân khách quan nào đó thì người lao động sẽ được trả đủ tiền lương, ít nhất với trường hợp do nguyên nhân khách quan người lao động cũng được trả lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Vậy trong trường hợp của bạn, bạn được bổ nhiệm quyết định kế toán trưởng nhưng vì phải đi học và chờ chứng chỉ để được bổ nhiệm quyết định kế toán trưởng nên bạn phải ngừng việc, nếu vấn đề ngừng việc lỗi do đơn vị bạn thì thời gian bạn chờ quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng đơn vị phải có trách nhiệm chi trả tiền lương cho bạn, việc đơn vị bạn cắt lương trong thời gian ngừng việc trường hợp này không đúng với quy định pháp luật. Nếu việc bạn tự ý ngừng việc để đợi chứng chỉ thì trong thời gian này bạn sẽ không được đơn vị trả lương. [caption id="attachment_51922" align="aligncenter" width="429"] Cắt lương trong thời gian ngừng việc[/caption]
2. Xử lý vi phạm khi cắt lương trong thời gian ngừng việc không đúng quy định pháp luật.
Nếu đơn vị bạn cắt lương bạn trong thời gian ngừng việc mà lỗi không phải từ phía bạn thì đơn vị sẽ bị phạt tiền về vi phạm hành chính trong vấn đề này.
Cụ thể căn cứ theo khoản 10 điều 1 Nghị định 88/2015 quy định:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
"...
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương
3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. "
Vậy nếu đơn vị bạn cắt lương trong thời gian ngừng việc thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Từ căn cứ trên, nếu bạn thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm bạn có thể làm đơn kiến nghị lên đơn vị hoặc gửi đơn khiếu nại lên phòng lao động thương binh xã hội về vấn đề này để giải quyết tiền lương cho bạn.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Thời gian ngừng việc có được đóng bảo hiểm xã hội
- Có được báo giảm lao động trong khi ngừng việc của doanh nghiệp