• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

.....cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với mảnh đất đó thì cần thỏa thuận,... các thành viên còn lại ký vào văn bản từ chối nhận di sản

  • Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất hưởng thừa kế
  • cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn: 

    Chào Qúy công ty Luật Toàn Quốc.

    Tôi có một vấn đề rất cần quý công ty tư vấn giúp tôi: Ông bà nội tôi có 12 người con, (bố tôi là con trai trưởng, trước bố tôi là hai chị gái, sau bố tôi là ba người em trai và 6 người em gái) trước khi ông bà nội tôi mất có thừa kế cho 4 người con trai mỗi người một mảnh đất, nhưng không có di chúc thừa kế. Ba người em trai của bố tôi đã tách sổ ra ở riêng trên mảnh đất được thừa kế và được bố tôi ký giấy đồng ý để ba người em đó làm sổ đỏ (Vì 3 người em trai đó muốn làm sổ phải có sự đồng ý của bố tôi và các thành viên khác). Còn một mảnh của bố tôi (hiện tại đang được dùng làm nhà thờ tổ tiên và đều được tất cả mọi người đồng ý đó là phần đất của bố tôi). Nhưng khi bố tôi muốn mọi người ký vào biên bản đồng ý để bố tôi đứng tên trên mảnh đất đó và làm sổ thì mọi người lại không đồng ý ký (Vì nếu mọi người không ký thì mảnh đất đó vẫn là mảnh đất chung, nhưng ai cũng nói đó là đất của bố tôi  nhưng trên pháp luật thì không phải). Trong trường hợp này thì bố tôi phải tiến hành như thế nào để mảnh đất đó đứng tên bố tôi theo đúng luật. 

      Xin nhờ các luật sư bên Luật Toàn Quốc tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

   Chào bạn, cảm ơn bạn đã đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Toàn Quốc qua Email: [email protected], với tình huống của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

        - Bộ luật dân sự 2015

2. Nội dung tư vấn

       Về quyền thừa kế của cá nhân được quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 609. Quyền thừa kế

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Theo đó cá nhân có quyền hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, cụ thể:

     + Thừa kế theo di chúc: trong trường hợp người chết để lại di chúc phân chia di sản, mà di chúc đó được lập hợp pháp theo quy định của BLDS thì di sản thừa kế được chia theo sự định đoạt trong di chúc.

     + Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc được lập không hợp pháp.

       Như vậy, trong trường hợp này, khi ông bà bạn mất có để lại 4 mảnh đất cho 4 người con trai nhưng lại không lập thành di chúc. Do đó, về phần 4 mảnh đất là di sản của ông bà để lại sẽ được chia theo pháp luật theo hàng thừa kế, tức là cho tất cả 12 người con. Và 4 người con trai chỉ có quyền được hưởng thừa kế khi những thành viên còn lại từ chối nhận di sản thừa kế là 4 mảnh đất. Do vậy, trong trường hợp này khi ba người em của bố bạn khi được sự đồng ý của các thành viên trong gia đình đã tách sổ và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về phần mảnh đất còn lại, khi chưa có sự định đoạt của những người được hưởng thừa kế thì nó vẫn là tài sản chung của mọi người. Bố bạn muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với mảnh đất đó thì cần thỏa thuận, thuyết phục các thành viên còn lại ký vào văn bản từ chối nhận di sản và công nhận bố bạn là người có quyền hưởng thừa kế.

    Với những thông tin mà chúng tôi nhận được, Luật Toàn Quốc xin đưa ra quan điểm tư vấn như trên. Để được tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin bằng cách gọi điện đến Tổng đài tư vấn đất đai miễn phí 24/7: 19006500 để được Luật sư tư vấn chi tiết hơn và yêu cầu cung cấp dịch vụ.

    Xin cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

    Trân trọng./.

Liên kết tham khảo:

    - Luật sư tư vấn đất đai

    - Kiến thức luật đất đai

    - Hỏi đáp luật đất đai    

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178