• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai..căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai khi các bên không có sổ..cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp

  • Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai khi các bên không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
  • Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CĂN CỨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHI CÁC BÊN KHÔNG CÓ GIẤY TỜ VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Kiến thức cho bạn:

      Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai khi các bên không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

 Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

     Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai khi các bên không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

     Điều 91 nghị định 43/2014/NĐ- CP quy định các căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai khi các bên không có giấy tờ về quyền sử dụng đất gồm những gì. Và trong trường hợp phải cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp thì căn cứ để tiến hành cưỡng chế, nguyên tắc thực hiện được quy định như thế nào.

     Một là, Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này gồm có các căn cứ sau:

  • Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
  • Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
  • Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
  • Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
[caption id="attachment_42869" align="aligncenter" width="270"]Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai[/caption]

     Hai là, Trong trường hợp phải cưỡng chế thi hành quyết định hành chính giải quyết tranh chấp giữa các bên; Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai cụ thể tại khoản 2 điều 91 nghị định 43/2014/NĐ- CP, được bổ sung bởi Khoản 59 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP gồm các nội dung sau:

  • Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai:
    • Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
    • Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính;
    • Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; trong thời gian 15 ngày trước và sau tết nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách nếu họ là người bị cưỡng chế và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.
  • Cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
    • Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không chấp hành quyết định và đã được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất tranh chấp đã vận động, thuyết phục mà không chấp hành;
    • Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất tranh chấp;
    • Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành;
    • Người bị cưỡng chế đã nhận được Quyết định cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.
  • Thẩm quyền ra quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.
  • Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chế:

     Bước 1: Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế; Trong đó, Thành phần Ban thực hiện cưỡng chế gồm:

     + Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là trưởng ban;

     + Thành viên đại diện cho các cơ quan cấp huyện gồm: thanh tra, tư pháp tài nguyên và môi trường, xây dựng; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất và các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

     Bước 2: Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế.

     Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận việc chấp hành; việc thực hiện các nội dung trong quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện ngay sau khi lập biên bản dưới sự giám sát của Ban thực hiện cưỡng chế;

     Bước 3: Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai sau khi đã được vận động, thuyết phục thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế và buộc người bị cưỡng chế thực hiện các nội dung của quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

     Lưu ý: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí thực hiện việc cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể khoản 2 điều 91 nghị định 43/2014/NĐ- CP và khoản 59 điều 2, nghị định 01/2017/NĐ- CP

     Một số bài viết cùng chuyên mục:

     Để được tư vấn chi tiết hơn về Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected].      Luật Toàn Quốc Xin chân thành cảm ơn./
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6500