• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Để đảm bảo bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, người lao động thường phải cam kết không làm việc cho công ty đối thủ. Vậy cam kết này có hợp pháp?

  • Cam kết không làm việc cho công ty đối thủ có đúng luật?
  • Cam kết không làm việc cho công ty đối thủ
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Chào Luật sư, tôi có giao kết hợp đồng cho một hãng taxi trong đó có điều khoản quy định, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động trong vòng 3 năm không được làm việc cho hãng taxi khác. Nếu vi phạm sẽ chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm. Luật sư cho em hỏi trong hợp đồng có giao kết điều khoản vậy có đúng quy định pháp luật, nếu em vi phạm thì sẽ chịu trách nhiệm như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi.

Câu trả lời của Luật sư:

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cam kết không làm việc cho công ty đối thủ, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về cam kết không làm việc cho công ty đối thủ như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Cam kết không làm việc cho công ty đối thủ được hiểu như thế nào?

     Cam kết không làm việc cho công ty đối thủ là việc người lao động và người sử dụng lao động cam kết với nhau trong thời gian làm việc, hoặc sau khi nghỉ việc trong một khoảng thời gian không được làm việc cho công ty kinh doanh cùng lĩnh vực. Cam kết không làm việc cho công ty đối thủ nhằm đảm bảo lợi ích, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động không bị tiết lộ, không bị áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật của mình tại công ty khác.

     Trên thực tế, cam kết này đã được công nhận nhằm đảm bảo bí mật kinh doanh, bí mật khoa học công nghệ, thông tin khác của người sử dụng lao động, theo đó người lao động cam kết không được tiết lộ thông tin, bí mật kinh doanh, cam kết trong một khoản thời gian không được làm việc cho công ty có cùng ngành nghề kinh doanh...

2. Cam kết không làm việc cho công ty đối thủ có hợp pháp?

     Một trong những quyền cơ bản của công dân là có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc để phù hợp với khả năng, điều kiện của người lao động.  

2.1 Quyền lựa chọn việc làm của người lao động

Theo đó Bộ luật lao động 2019 quy định quyền làm việc của người lao động  tại Điều 10 như sau:

Điều 10. Quyền làm việc của người lao động
1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.

Người lao động được lựa chọn việc làm mà pháp luật không cấm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào, người sử dụng lao động hoặc bất kỳ ai không có quyền cấm người lao động làm việc cho người sử dụng lao động khác...

Bên cạnh đó, Luật việc làm 2013 cũng quy định tại Điều 4:

Điều 4. Nguyên tắc về việc làm
1. Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc.
2. Bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập.
3. Bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

      Theo đó, việc làm là quyền của người lao động, người lao động được tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, người sử dụng lao động không được gây cản trở, khó dễ cho người lao động. Hai bên cùng có quyền và nghĩa vụ không làm thiệt hại đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

2.2 Cam kết không làm việc cho công ty đối thủ có hợp pháp?

      Trên thực tế nhiều người lao động phải cam kết sau khi nghỉ việc tại công ty, khi nghỉ việc trong khoảng một thời gian không được làm việc cho công ty khác cùng ngành nghề kinh doanh. Điều này đã tạo khó khăn cho người lao động sau khi nghỉ việc không được làm việc đúng ngành nghề, chuyên môn trong một thời gian. Tuy nhiên luật cũng quy định người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động để bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ...

Khoản 2 Điều 21 BLLĐ 2019 quy định:

Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động

.....

2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.

.....

      Như vậy, chỉ trong trường hợp người lao động làm việc trực tiếp liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động mới có quyền thỏa thuận với người lao động về đảm bảo bí mật. Thỏa thuận này phải được lập thành văn bản.

       Như vậy, cam kết không làm việc cho công ty đối thủ nhằm đảm bảo bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động dúng quy định khi:

  • Người lao động làm việc trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
  • Thỏa thuận được lập thành văn bản

      Trên cơ sở quy định này, nhiều doanh nghiệp và người lao động đã tiến hành ký cam kết về việc không làm việc cho đối thủ trong một thời gian nhất định để đảm bảo người lao động không thể tiết lộ bí mật kinh doanh, công nghệ của doanh nghiệp cho đối thủ cạnh tranh. 

2.3 Nội dung cam kết bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ

Nội dung tại Khoản 2 Điều 21 BLLĐ 2019 được quy định rõ tại Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH 

[symple_box color="gray" fade_in="false" float="center" text_align="left" width=""]

Điều 4. Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ

1. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp đồng lao động hoặc bằng văn bản khác theo quy định của pháp luật.

2. Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:

a) Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

b) Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

c) Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

d) Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

đ) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

e) Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.

....

      Trong trường hợp của bạn, nếu bạn làm việc liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của hãng taxi bạn đang làm việc thì phải có trách nhiệm giữ bí mật. Đồng thời cam kết không làm việc cho công ty đối thủ mà bạn ký với công ty lại nằm trong nội dung hợp đồng. Thỏa thuận này sẽ đương nhiên bị hết hiệu lực khi chấm dứt hợp đồng lao động nên  cam kết này không có giá trị ràng buộc khi chấm dứt hợp đồng. 

3. Người lao động vi phạm cam kết không làm việc cho công ty đối thủ chịu trách nhiệm gì?

Điều 4. Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ

.....

3. Khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau:

a) Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động;

b) Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.

4. Đối với bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

      Mặc dù có vẻ như cam kết này đã xâm phạm quyền tự do lựa chọn nơi làm việc của người lao động. Nhưng nếu người lao động đã tự nguyện ký vào bản cam kết không làm việc cho công ty đối thủ thì đồng nghĩa người lao động đã lựa chọn từ bỏ quyền này.

     Trường hợp người lao động và người sử dụng lao động đều tự nguyện xác lập cam kết không làm việc cho công ty đối thủ thì đây được coi là thỏa thuận hợp pháp. Nếu vi phạm cam kết, người lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động theo mức phạt đã thỏa thuận.

Kết luận:

       Như vậy, cam kết không làm việc cho đối thủ đúng quy định pháp luật khi được người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận lạp thành văn bản, người lao động là người trực tiếp làm việc liên quan đến bí mật kinh doanh bí mật công nghệ, cam kết nhằm đảm bảo không tiết lộ bí mật kinh doanh bí mật công nghệ của người sử dụng lao động. Trường hợp cam kết ghi trong hợp đồng lao động có thể bị chấm dứt khi chấm dứt hợp đồng lao động. 

4. Tình huống tham khảo: Có được giữ chứng minh nhân dân người lao động

      Chào Luật sư, tôi có đang thử việc tại một nhà hàng với thời gian thử việc là 01 tuần. Trong thời gian thử việc bên quản lý có giữ chứng minh nhân dân của tôi và cả bản phô tô chứng minh nhân dân. Cho tôi hỏi nhà hàng giữ chứng minh nhân dân của tôi là có đúng quy đinh không? Cảm ơn Luật sư.

Điều 17 BLLĐ 2019 quy định những hành vi người sử dụng lao động không được làm:

Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

       Như vậy, trong trường hợp nhà hàng giữ chứng minh nhân dân bản chính của bạn là trái quy định pháp luật. Bạn có quyền yêu cầu người sử dụng lao động trả lại bản gốc chứng minh nhân dân. Nếu người sử dụng không trả lại bạn có thể khiếu nại đến Phòng Lao động Thương binh xã hội nơi công ty đóng trụ sở để được giải quyết. Trường hợp giữ chứng minh nhân dân bản gốc của người lao động người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng ( Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về cam kết không làm việc cho công ty đối thủ:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về nội dung hợp đồng lao động, quyền và nghĩ vụ của người lao động, những hành vi người sử dụng lao động không được thực hiện….  và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi cam kết không làm việc cho công ty đối thủ về địa chỉ lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Minh Huyền

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178