• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cách tính khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh... Điều kiện hưởng chế độ thai... Cách tính khoảng thời gian 12 tháng trước... Hồ sơ hưởng bảo hiểm...

  • Cách tính khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh trong bảo hiểm thai sản
  • Cách tính khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Cách tính khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh 

Câu hỏi của bạn:

    Tôi tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2009. Tháng 2/2018 tôi đang mang thai và gặp tai nạn xe ô tô khiến tôi bị bong nhau, tụ máu và có nguy cơ xảy thai. Vì vậy, tôi xin nghỉ việc hẳn để dưỡng thai. 
   Tôi được công ty chốt sổ bảo hiểm đến hết tháng 2/2018. Tôi dự sinh ngày 20/09/2018. Tôi có hỏi trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội quận thì 2 nhân viên trả lời khác nhau:
    - Người 1: Tính thời điểm 12 tháng trước sinh là từ tháng 9/2017-tháng 8/2018 thì tôi thì tôi đóng được 6 tháng bảo hiểm xã hội nên đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản
    - Người 2: Tính thời điểm 12 tháng trước sinh là từ tháng 10/2017-tháng 9/2018 thì tôi chỉ đóng được 5 tháng bảo hiểm xã hội nên không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản
    Tôi có đọc luật về Bảo hiểm xã hội mục bảo hiểm thai sản như sau:
    Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.     Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
    Vậy, theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội thì tôi có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản không?
 Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn!

    Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về cách tính khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh:

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

     Quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản của NLĐ nữ được ghi nhận tại điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

     1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      a) Lao động nữ mang thai;

      b) Lao động nữ sinh con;

      c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

     d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

     2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

     Về cơ bản, NLĐ nữ muốn hưởng bảo hiểm thai sản phải đáp ứng điều kiện liên quan đến thời gian đóng bảo hiểm xã hội 06 tháng trong khoảng thời gian là 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. [caption id="attachment_103677" align="aligncenter" width="446"]Cách tính khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh Cách tính khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh[/caption]

2. Cách tính khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

     Khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con là một dấu mốc quan trọng để xác định NLĐ có được hưởng chế độ thai sản hay không. Cách tính khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh ấy được giải thích cụ thể tại khoản 1 điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

     a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

     Đối với trường hợp của bạn, bạn dự sinh vào ngày 20/9, vì thế tháng đó được tính vào khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh, nghĩa là khoảng thời gian 12 tháng được xác định từ tháng 10/2017 đến tháng 9/2018. Tuy nhiên, bởi vì tháng sinh đó bạn không đóng bảo hiểm xã hội, vì thế, cách tính khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh sẽ được áp dụng theo điểm a. Điều này đồng nghĩa với việc khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh được xác định từ tháng 9/2017 đến tháng 8/2018. Trong khoảng thời gian này, bạn đã đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội (từ tháng 9/2017 đến tháng 2/2018). 

     Do đó, đối với trường hợp trên, bạn đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thai sản. Cần lưu ý đây mới chỉ tính trên thời gian bạn dự sinh, cần dựa vào thời gian bạn sinh con thực tế để có thể có câu trả lời chính xác.

3. Hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản.

     Hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản của NLĐ nữ sinh con theo điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:

  • Bản sao giấy khai sinh/ giấy chứng sinh của con
  • Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con
  • Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp NLĐ nữ nghỉ việc dưỡng thai theo quyết định cơ sở khám bệnh có thẩm quyền.

     Hồ sơ trên được nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn đang lưu trú cùng với sổ bảo hiểm xã hội.

     Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn về cách tính khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh trong bảo hiểm thai sản quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178