• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các trường hợp rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động bao gồm: doanh nghiệp cho thuê gặp khó khăn tạm thời, không đủ khả năng thanh toán [.]

  • Các trường hợp rút tiền ký quỹ 2019
  • Các trường hợp rút tiền ký quỹ
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Các trường hợp rút tiền ký quỹ

Câu hỏi của bạn về quy định về các trường hợp rút tiền ký quỹ

     Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi về các trường hợp rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động như thế nào?

Câu trả lời của luật sư về quy định về các trường hợp rút tiền ký quỹ

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về các trường hợp rút tiền ký quỹ, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về các trường hợp rút tiền ký quỹ như sau:

1. Cơ sở pháp lý về quy định về các trường hợp rút tiền ký quỹ

2. Nội dung tư vấn về quy định về các trường hợp rút tiền ký quỹ

     Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng và ký hợp đồng lao động nhưng không trực tiếp sử dụng mà cho người sử dụng lao động khác thuê lại (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê).

     2.1 Các trường hợp rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động

     Khoản 1 Điều 17 Nghị định 29/2019/NĐ-CP về cho thuê lại lao động quy định chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:

     Thứ nhất: Doanh nghiệp cho thuê gặp khó khăn tạm thời, không đủ khả năng thanh toán tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến thời hạn thanh toán;

     Thứ hai: Doanh nghiệp cho thuê gặp khó khăn tạm thời, không đủ khả năng bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đến thời hạn bồi thường;

     Thứ ba: Doanh nghiệp không được cấp giấy phép;

     Thứ tư: Doanh nghiệp cho thuê bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép;

     Thứ năm: Doanh nghiệp cho thuê đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng thương mại khác. [caption id="attachment_154845" align="aligncenter" width="450"]Các trường hợp rút tiền ký quỹ Các trường hợp rút tiền ký quỹ[/caption]

     2.2 Quản lý tiền ký quỹ

     Điều 16 Nghị định 29/2019/NĐ-CP về cho thuê lại lao động quy định về việc quản lý tiền kỹ quỹ như sau:

     Thứ nhất: Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm phong tỏa toàn bộ số tiền ký quỹ của doanh nghiệp, quản lý tiền ký quỹ theo đúng các quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật về ký quỹ.

     Thứ hai: Ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ, trích tiền ký quỹ và yêu cầu doanh nghiệp nộp bổ sung tiền ký quỹ theo đúng quy định.

     Thứ ba: Ngân hàng nhận ký quỹ không được cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ khi chưa có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

     Như vậy, các trường hợp rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động bao gồm: doanh nghiệp cho thuê gặp khó khăn tạm thời, không đủ khả năng thanh toán tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội,... doanh nghiệp cho thuê bị thu hồi giấy phép,....

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về các trường hợp rút tiền ký quỹ, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

    Chuyên viên: Nguyễn Nhung

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178