Bồi thường khi chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề - Luật Toàn Quốc
19:03 25/12/2018
Chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề nhưng không thực hiện đúng nội dung đã thỏa thuận sẽ phải chịu bồi thường chi phí đào tạo nghề..
- Bồi thường khi chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề - Luật Toàn Quốc
- Chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề
Câu hỏi về chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề:
Tôi kí hợp đồng đào tạo nghề với một công ty về bán lẻ. Mục đích của chương trình là đào tạo cửa hàng trưởng để điều hành các cửa hàng tiện lợi. Thời gian đào tạo là 4 tháng (09/2018-12/2018).
Trong phần trách nhiệm của công ty, Khoản 8 Điều 3 có ghi "Cam kết ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm với Học viên để đảm nhiệm vị trí Giám sát nếu Học viên đã thỏa mãn các điều kiện của Hội đồng phê duyệt tốt nghiệp”.
Trong phần trách nhiệm của học viên, Khoản 3 Điều 4 có ghi “Cam kết làm việc cho Công ty ngay sau khi kết thúc chương trình đào tạo và không chấm dứt Hợp đồng lao động trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc chương trình đào tạo nếu học viên được tuyển dụng và bổ nhiệm theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 của Hợp đồng này”.
Khoản 4 Điều 4 Hợp đồng có ghi về việc Bồi thường như sau:
"Bồi thường toàn bộ chi phí đào đã chi trả hàng tháng cho Học viên trong những trường hợp:
1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng này hoặc Hợp đồng lao động trước thời hạn cam kết 12 tháng, trừ trường hợp do ốm đau, tai nạn đã điều trị 4 tháng liền và đã báo trước cho Công ty ít nhất 30 ngày.
2. Vắng mặt liên tục hoặc cộng dồn nhiều hơn 20% thời lượng đào tạo lý thuyết và thực hành của mỗi môn học không lý do hoặc với lý do không được chấp nhận bởi Công ty.
3. Vi phạm nội quy hoặc các quy tắc đạo đức dẫn đến việc Công ty phải chấm dứt Hợp đồng này hoặc Hợp đồng lao động do lỗi của nhân viên.
4. Từ chối tiếp tục làm việc cho Công ty sau khi kết thúc chương trình đào tạo."
Tuy nhiên, tình hình thực tế khác xa với cam kết trong hợp đồng. Vì quá nhiều bất cập làm tôi cảm thấy mình không được an toàn trong môi trường làm việc này, tôi mong muốn ngưng làm việc ở Công ty. Có giải pháp nào để tôi không phải đền bù chi phí đào tạo của Công ty không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Câu trả lời về chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề
Chào bạn, Luật sư Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề như sau:
1. Cơ sở pháp lý về chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề
2. Nội dung tư vấn về chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề
Đào tạo nghề là một trong số những phương pháp để tuyển chọn, đào tạo, hoặc bồi dưỡng người lao động để họ có khả năng, trình độ phù hợp với vị trí công việc được tuyển dụng. Đồng thời, đào tạo nghề cũng là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật có liên quan quy định khá rõ ràng về hợp đồng đào tạo nghề (thể hiện sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ). Theo đó, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của các bên cũng được cụ thể hóa trong điều luật và trong hợp đồng đào tạo nghề đã được các bên ký kết. Việc chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề, cách thức thực hiện, trách nhiệm bồi thường...được chúng tôi tư vấn cụ thể như sau:2.1. Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề
Hợp đồng đào tạo nghề được quy định tại điều 62 Bộ luật Lao động 2012:
Quy định này được hướng dẫn, giải thích cụ thể tại điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp:
"1. Hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này và trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp.
2. Hợp đồng đào tạo phải có các nội dung sau đây:
a) Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được;
b) Địa điểm đào tạo;
c) Thời gian hoàn thành khóa học;
d) Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;
đ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
e) Thanh lý hợp đồng;
g) Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
3. Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này còn có các nội dung sau đây:
a) Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;
b) Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;
c) Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo."
Như vậy, khi công ty muốn đào tạo bạn để sau này làm việc cho công ty, giữa 2 bên sẽ ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Trong hợp đồng sẽ bao gồm những nội dung kể trên, kèm theo đó là những điều khoản riêng mà các bên thỏa thuận với nhau nhưng không không được trái quy định pháp luật về lao động, dân sự và vi phạm điều cấm xã hội. [caption id="attachment_141657" align="aligncenter" width="342"] Chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề[/caption]
2.2. Bồi hoàn chi phí đào tạo khi chấm dứt hợp đồng
Trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo được quy định tại khoản 2 điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014:
"2. Người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo."
Như vậy, bồi hoàn chi phí đào tạo áp dụng với trường hợp người lao động vi phạm thời hạn làm việc sau khi đào tạo như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ngoài ra, bồi hoàn chi phí đào tạo còn đươc thực hiện khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề trước thời hạn mà không có bất cứ lí do nào chính đáng.
Từ thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi đang hiểu rằng, trong trường hợp đó, bạn cam kết làm việc cho công ty sau khi kết thúc hợp đồng được quy định tại hợp đồng: “Cam kết làm việc cho Công ty ngay sau khi kết thúc chương trình đào tạo và không chấm dứt Hợp đồng lao động trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc chương trình đào tạo nếu học viên được tuyển dụng và bổ nhiệm theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 của Hợp đồng này”.
=> Căn cứ vào hợp đồng và cam kết của công ty, có thể hiểu quy định này là nếu như sau khi bạn hoàn thành khóa học và "thỏa mãn các điều kiện của Hội đồng phê duyệt tốt nghiệp”, bạn sẽ được công ty tuyển dụng, ký hợp đồng lao động và bạn sẽ phải làm việc cho công ty tối thiểu là 12 tháng.
Đồng thời dẫn chiếu đến quy định về bồi thường chi phí đào tạo thì bạn sẽ phải bồi thường nếu "Từ chối tiếp tục làm việc cho Công ty sau khi kết thúc chương trình đào tạo". Như vậy quy định này một lần nữa nhấn mạnh việc nếu như bạn được công ty tuyển dụng sau chương trình đào tạo mà bạn từ chối tiếp tục làm việc cho công ty, bạn sẽ có trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo.
Vậy, để không phải bồi thường chi phí đào tạo, bạn bắt buộc phải hoàn thành xong chương trình đào tạo. Nếu như sau khi chương trình kết thúc, bạn vì một lí do nào đó không đáp ứng tiêu chuẩn của công ty và không được ký hợp đồng lao động, bạn sẽ không phải làm việc tại công ty và không cần bồi thường chi phí đào tạo. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem lại hợp đồng đào tạo xem có điều khoản nào quy định trách nhiệm tiếp tục làm việc tại công ty dù có hay không được tuyển dụng vào vị trí cửa hàng trưởng để bảo đảm việc không tiếp tục làm việc tại công ty nữa là hợp pháp.
Tham khảo thêm bài viết:
- Sửa đổi hợp đồng đào tạo nghề theo pháp luật hiện nay
- Ký hợp đồng đào tạo nghề với NLĐ doanh nghiệp phải đóng BHXH cho NLĐ không
Để được tư vấn chi tiết về Chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Ngọc Linh