Bồi dưỡng bằng hiện vật có áp dụng đối với lao động thử việc hay không?
15:20 05/10/2023
Bồi dưỡng bằng hiện vật có áp dụng đối với lao động thử việc hay không? Điều kiện hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
- Bồi dưỡng bằng hiện vật có áp dụng đối với lao động thử việc hay không?
- Bồi dưỡng bằng hiện vật có áp dụng đối với lao động thử việc hay không?
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Bồi dưỡng bằng hiện vật có áp dụng đối với lao động thử việc hay không?
1. Bồi dưỡng bằng hiện vật được hiểu như thế nào?
Bồi dưỡng bằng hiện vật là một trong những chính sách thể hiện sự tiến bộ, quan tâm của Nhà nước đối với người lao động khi làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại. Việc này không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe cho người lao động mà còn tạo điều kiện cho người sử dụng lao động có cơ hội chăm sóc, quan tâm hơn đến người lao động của mình thông qua những hành động tuy đơn giản nhưng hết sức ý nghĩa.
Những hiện vật bồi dưỡng thường là trứng, sữa, hoa quả,... những sản phẩm này dễ sử dụng và có tác dụng tốt trong việc tăng sức đề kháng của cơ thể người lao động, phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
2. Bồi dưỡng bằng hiện vật có áp dụng đối với lao động thử việc hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về bồi dưỡng bằng hiện vật như sau:
Điều 24. Bồi dưỡng bằng hiện vật
1. Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 2 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động.
3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật.
Như vậy, đối tượng được áp dụng đối với chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Theo đó, bồi dưỡng bằng hiện vật có áp dụng đối với người lao động thử việc.
3. Điều kiện hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
Căn cứ Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật, cụ thể như sau:
Điều 3. Điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật
Người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ hai điều kiện sau:
1. Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
2. Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:
a) Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.
b) Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động).
Việc xác định các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều này phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người lao động trong thời gian thử việc sẽ được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật nếu thử việc đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:
- Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:
- Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.
- Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm”.
4. Mức xử phạt hành vi trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động thử việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại?
Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
8. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang cấp hoặc trang cấp không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang cấp nhưng không đạt chất lượng theo quy định; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định; trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên
...
Mặt khác, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức/đơn vị sử dụng lao động sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, khi người sử dụng lao động có hành vi trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động thử việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền tùy thuộc vào số lượng người sử dụng lao động vi phạm như quy định trên.
Bài viết tham khảo khác của Luật Toàn Quốc:
- Dịch vụ luật sư ly hôn thuận tình – Luật Toàn Quốc;
- Dịch vụ soạn đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính
5. Hỏi đáp về bồi dưỡng bằng hiện vật có áp dụng đối với lao động thử việc hay không?
Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật có được hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty không? Tôi cảm ơn!
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Thông tư số 24/2022/TT- BLĐTBXH quy định về kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động thường xuyên.
Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: các mức bồi dưỡng bằng hiện vật hiện nay là bao nhiêu? Tôi cảm ơn!
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư số 24/2022/TT- BLĐTBXH quy định về mức bồi dưỡng bằng hiện vật như sau: Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo các mức bồi dưỡng sau:
- Mức 1: 13.000 đồng;
- Mức 2: 20.000 đồng;
- Mức 3: 26.000 đồng;
- Mức 4: 32.000 đồng.
Như vậy, tùy từng ngành nghề thì mức bồi dưỡng bằng hiện vật sẽ khác nhau.
Để được tư vấn chi tiết về bồi dưỡng bằng hiện vật có áp dụng đối với lao động thử việc hay không, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Nguyễn Huệ