• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng được quy định tại Điều 10 và Điều 19 Nghị định 09/2006/NĐ-CP, cụ thể các biện pháp như sau:

  • Biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng được quy định như thế nào?
  • Biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG

Kiến thức của bạn:

Biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng được quy định như thế nào?

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 09/2006/NĐ-CP quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;

Nội dung kiến thức:

1. Biện pháp phòng cháy rừng

Điều 10 Nghị định 09/2006/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng cháy rừng bao gồm:

  • Tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng trong toàn xã hội.
  • Xác định các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng.
  • Quản lý chặt chẽ các nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt ở trong rừng và ven rừng.
  • Áp dụng các giải pháp làm giảm vật liệu cháy hoặc làm giảm độ khô nỏ của vật liệu cháy trong rừng.
  • Áp dụng các biện pháp phòng chống cháy lan.
  • Tổ chức cảnh báo cháy rừng và phát hiện sớm các điểm cháy rừng.
  • Xây dựng các công trình và trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy rừng.
  • Các biện pháp phòng cháy khác theo quy định của pháp luật.
[caption id="attachment_82819" align="aligncenter" width="450"]Biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng Biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng[/caption]

2. Các biện pháp chữa cháy rừng

Các biện pháp chữa cháy rừng được quy định tại Điều 19 Nghị định 09/2006/NĐ-CP, cụ thể:

     Trong công tác chữa cháy rừng trước hết phải được thực hiện và giải quyết theo phương châm 4 tại chỗ: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ. Các biện pháp chữa cháy rừng gồm có:

2.1 Huy động tối đa lực lượng, phương tiện và thiết bị, dụng cụ để chữa cháy.

  • Đối với rừng có thể đưa phương tiện cơ giới vào chữa cháy thì phải huy động tối đa phương tiện cơ giới để chữa cháy;
  • Đối với rừng mà phương tiện cơ giới chữa cháy không thể tiếp cận được thì phải huy động tối đa lực lượng và các phương tiện khác để chữa cháy.

2.2 Tạo đường băng cản lửa, khoanh vùng cô lập đám cháy.

2.3 Áp dụng "biện pháp đốt trước có kiểm soát" để chữa cháy khi có đủ điều kiện cho phép.

2.4  Đào kênh, mương, rãnh để chống cháy ngầm và chữa cháy.

2.5 Các biện pháp chữa cháy khác.

     Để được tư vấn chi tiết về biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật miễn phí 24/7: 1900.6500 để để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:  lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!

     Xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178