• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bị nghi ngờ trộm cắp tài sản có phải trả lại tiền cho người bị mất. Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, không để người khác phát hiện, nhìn thấy....

  • Bị nghi ngờ trộm cắp tài sản có phải trả lại tiền cho người bị mất.
  • Trộm cắp tài sản có phải trả lại tiền
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

BỊ NGHI NGỜ TRỘM CẮP TÀI SẢN CÓ PHẢI TRẢ LẠI TIỀN CHO NGƯỜI BỊ MẤT?

 Câu hỏi của bạn:

Kính gửi công ty luật Toàn Quốc.

     Tôi tên là Nguyễn Bảo Ngọc, hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi có một câu hỏi về pháp luật, mong muốn được giải đáp quy định về tội trộm cắp theo bộ luật hình sự hiện hành. Tôi xin trình bày vắn tắt nội dung như sau:

     Đầu tháng 6/2017, em tôi (năm nay 19 tuổi) đăng ký học một lớp cầu lông. Cuối tháng 8 vừa rồi, giáo viên dạy em tôi gọi điện thông báo: vào ngày 29/8/2017 em tôi đã lấy trộm số tiền 2.000.000 VNĐ mà giáo viên để trong túi. Số tiền đó là học phí của một học viên khác trong lớp (tên là A.) đóng vào buổi sáng ngày 29/8. Theo lời giáo viên thì họ để rất sâu tiền trong túi, lúc em tôi lấy trộm thì anh A nhìn thấy nhưng vì nghĩ đó là túi của em tôi nên không nói gì.

     Sau đó khi hết giờ (11h30), em tôi ra về, những người khác trong lớp thì ở lại tập thêm. Khi giáo viên thông báo bị mất tiền, anh A. mới biết cái túi đựng tiền không phải của em tôi và đã xác nhận em tôi tự ý lấy trộm tiền. Giáo viên khẳng định anh A. là một học viên mới đến lớp buổi đầu tiên ngày hôm đó, không quen biết và thù hằn với em tôi nên không có lý do đổ tội. Giữa giáo viên và em tôi cũng không hề có xích mích gì.

     Em tôi không thừa nhận điều này. Lý do em tôi giải thích cho việc về trước: khi hết thời gian học, em tôi xin phép về luôn mà không ở lại tập thêm như mọi khi vì vào buổi tối ngày hôm trước (28/8), một người bạn cùng lớp qua nhà và hẹn trưa ngày 29/8 sẽ qua đón em tôi đi đến trường sớm để giải quyết mấy việc của lớp đại học. Điều này thì cả gia đình tôi đều biết. Khi làm việc với giáo viên và anh A., tôi yêu cầu được xem camera lớp học nhưng không có do ban quản lý sân cầu lông không lắp đặt để giảm tải chi phí thuê sân. Ngoài ra, không có một ai trong lớp chứng kiến việc anh A., nộp tiền học cho giáo viên trong lớp vào ngày hôm đó.

     Tôi rất băn khoăn, vì bản thân trước đây từng chứng kiến trường hợp có người cấu kết với người quen, đổ thừa cho người thứ ba lấy trộm tiền, nhân chứng lại là người quen kia. Nên giờ tôi rất sợ trường hợp này lại xảy ra.

     Trong hoàn cảnh của em tôi như hiện tại, gia đình tôi có phải trả số tiền 2.000.000 VNĐ cho giáo viên của em tôi không?

     Mong được giải đáp sớm.

     Xin cảm ơn.

Câu trả lời của luật sư:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Trường hợp câu hỏi của bạn về tội trộm cắp tài sản của người khác chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: 

     Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp và yêu cầu tư vấn về quy định về tội trộm cắp tài sản, chúng tôi xin giải đáp các thắc mắc của bạn về tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự 1999 như sau:

1. Bị nghi ngờ trộm cắp tài sản có phải trả lại tiền cho người bị mất?

     Theo Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

        Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

     "1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

     2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

     3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

     4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

     5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng."

1.1. Khách thể của tội trộm cắp tài sản.

        Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm phạm. Đối với tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự 1999 thì được thể hiện thông qua hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác và người chủ tài sản không hay biết tài sản của mình đang bị chiếm đoạt. Như vậy, khách thể của tội trộm cắp tài sản là quan hệ sở hữu tài sản.

1.2. Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản.

        Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi lén lút để chiếm đoạt tài sản của người khác.

   - Lén lút được hiểu là hành vi có ý thức che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản đối với người đang chiếm hữu tài sản.

       Một số trường hợp người phạm tội không những chỉ có ý thức bí mật đối với người quản lý tài sản mà còn bí mật đối với người xung quanh khu vực có tài sản. Người phạm tội không những chỉ có ý thức che giấu hành vi mà còn có ý thức che giấu tính bất hợp pháp của hành vi đó. Ví dụ: một người bí mật lấy chìa khoá xe máy của bạn đi đánh chìa khoá khác, ngang nhiên lấy xe làm cho mọi người tưởng đó là xe của người này...

       Tội phạm được hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Việc trộm cắp tài sản được thực hiện lén lút, có ý giấu diếm mọi người xung quanh nên để trả lời cho câu hỏi của bạn là bị nghi ngờ trộm cắp tài sản có phải trả lại tiền cho người bị mất. Cần xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa và phải dựa vào đặc điểm vị trí tài sản bị chiếm đoạt trong từng trường hợp cụ thể:

+ Nếu vật chiếm đoạt nhỏ, gọn thì được coi là đã chiếm đoạt được tài sản từ thời điểm người phạm tội đã giấu được tài sản đó trong người. Ví dụ như: tiền, nhẫn, đồng hồ, hoa tai...

+ Trong trường hợp tài sản chiếm đoạt không thuộc loại nói trên thì coi là đã chiếm đoạt được khi đã mang tài sản ra khỏi nơi bảo quản... Ví dụ: hàng hóa trong kho, laptop, tivi...

         Một người chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo bộ luật hình sự 1999 khi tài sản bị lấy trộm có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp sau: gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Nếu một người có hành vi trộm cắp tài sản của người khác, đã chiếm đoạt được tài sản nhưng sau đó bị phát hiện đã chống trả để giữ bằng được tài sản đó thì hành vi phạm tội đã chuyển hoá từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản. [caption id="attachment_51472" align="aligncenter" width="391"]Trộm cắp tài sản có phải trả lại tiền Trộm cắp tài sản có phải trả lại tiền[/caption]

1.3. Chủ thể của tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự 1999.

    Quy định về tội trộm cắp tài sản theo bộ luật hình sự 1999 thì chủ thể thực hiện tội phạm này phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự; nghĩa là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người đó có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.

1.4. Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản.

     Mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, mục đích và động cơ. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài. Dù người phạm tội nhận thức được hành vi đó là trái pháp luật nhưng người phạm tội vẫn mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người phạm tội đây là lỗi cố ý.

2. Tư vấn trường hợp bị nghi ngờ trộm cắp tài sản có phải trả lại tiền cho người bị mất.

     Thứ nhất, “băn khoăn” của bạn về việc bản thân trước đây từng chứng kiến trường hợp có người cấu kết với người quen, đổ thừa cho người thứ ba lấy trộm tiền, nhân chứng lại là người quen kia. Nên giờ bạn sợ trường hợp này lại xảy ra hay không?

     Muốn xác định điều này thì phải có sự điều tra của cơ quan điều tra tiến hành theo quy định pháp luật. Và theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành (điều 105), em bạn phải có đơn trình báo lên cơ quan công an điều tra (nếu có đầy đủ chứng cứ chứng minh tội vu khống theo điều 122 BLHS năm 1999), thì mới có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ.

     Tuy nhiên, theo thông tin mà bạn cung cấp thì đây chỉ là nghi ngờ của bạn chứ cũng không có bằng chứng gì để khẳng định là họ cấu kết với nhau để đổ tội cho em bạn. Do đó, nên theo dõi những động thái tiếp theo từ phía bên kia để có thêm chứng cứ và đưa ra quyết định nếu bạn cảm thấy là em trai mình bị vu khống và cần thiết tố cáo theo quy định của pháp luật hình sự.

     Thứ hai, việc em trai bạn bị cho rằng trộm cắp 2.000.000 đồng (tiền học phí của A) và A đồng thời là người làm chứng thì cũng không loại trừ khả năng họ câu kết để đổ tội cho em trai bạn như bạn băn khoăn. Tuy nhiên, việc xác định em trai bạn có trộm cắp tài sản hay không cần phải có sự điều tra của cơ quan điều tra, xác thực theo quy định pháp luật. Không thể tùy tiện kết luận một người là tội phạm chỉ qua suy đoán chủ quan mà không được chứng minh bằng những chứng cứ xác thực; và được xét xử, có bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật. Xác định vấn đề này là để trả lời cho câu hỏi bị nghi ngờ trộm cắp tài sản có phải trả lại tiền cho người bị hại mà bạn đặt ra lúc đầu.

       Cần chú ý: Nếu bên kia họ trình báo lên cơ quan điều tra và bị Tòa án tuyên là phạm tội trộm cắp tài sản theo bộ luật hình sự 1999 thì lúc đó em trai bạn phải chấp hành thi hành án theo bản án (có hiệu lực pháp luật) của Tòa án đã tuyên.

     Theo quy định thì khi Tòa án xác định em trai bạn phạm tội trộm cắp tài sản có phải trả lại tiền cho người bị hại; ngoài ra có thể bị áp dụng các khung hình phạt và có thể bị phạt tiền. Việc tội trộm cắp tài sản có phải trả lại tiền cho người bị hại số tiền 2.000.000 đồng (là số tiền em trai bạn lấy) sẽ do em trai bạn trả lại nếu em trai bạn có tài sản riêng, nếu không thì gia đình bạn phải trả lại cho người bị hại (giáo viên).

     Hiện tại họ không tố cáo lên cơ quan điều tra và cũng chưa có cơ sở nào khẳng định em trai bạn lấy trộm thì cũng đồng nghĩa với việc gia đình bạn không phải trả lại 2.000.000 đồng cho giáo viên của em trai bạn.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

     Trên đây là tư vấn pháp luật của chúng tôi về việc bị nghi ngờ trộm cắp tài sản có phải trả lại tiền cho người bị mất. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178