• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu được ai là người được sử dụng đất tại Việt Nam và quyền, nghĩa vụ của chủ sử dụng đất tại Việt Nam là gì?

  • Ai là người được sử dụng đất tại Việt Nam theo quy định
  • ai là người được sử dụng đất tại Việt Nam
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

AI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM

Câu hỏi của bạn về vấn đề ai là người được sử dụng đất tại Việt Nam:

     Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc muốn được Luật sư giải đáp giúp đó là: Những ai được xác định là người sử dụng đất tại Việt Nam? Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về vấn đề ai là người được sử dụng đất tại Việt Nam:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề ai là người được sử dụng đất tại Việt Nam, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề ai là người được sử dụng đất tại Việt Nam như sau:

1. Cơ sở pháp lý về vấn đề ai là người được sử dụng đất tại Việt Nam:

2. Nội dung tư vấn về vấn đề ai là người được sử dụng đất tại Việt Nam:

     Ở Việt Nam, đất đai là một loại tài sản đặc biệt so với các loại tài sản khác, do đó, các chế định về việc sở hữu, sử dụng hay quản lý cũng được quy định chặt chẽ và đầy đủ, cụ thể:

2.1 Sở hữu đất đai

Điều 4 Luật đất đai 2014 quy định:

Điều 4. Sở hữu đất đai

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

     Như vậy, luật đất đai Việt Nam hiện hành ghi nhận đất đai không thuộc quyền sở hữu riêng của bất kì tổ chức, cá nhân nào mà thuộc sở hữu toàn dân. Trong đó, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và quản lý và chỉ trao quyền sử dụng đất cho những đối tượng đủ điều kiện sử dụng đất theo quy định.

2.2 Ai là người được sử dụng đất tại Việt Nam?

2.2.1 Người sử dụng đất tại Việt Nam

     Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất tại Việt Nam là người  được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai, bao gồm:

  • Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
  • Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
  • Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
  • Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
  • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2.2.2 Quyền của người sử dụng đất tại Việt Nam

Điều 166 Luật đất đai 2013 quy định:

Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất

1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Theo đó, người sử dụng đất tại Việt Nam đều có các quyền chung sau đây:

  • Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
  • Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
  • Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
2.2.3 Nghĩa vụ của người sử dụng đất tại Việt Nam

     Với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai tại Việt Nam, Nhà nước trao cho người sử dụng đất một số quyền nhất định. Bên cạnh đó, người sử dụng đất cũng phải thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước. Cụ thể, Điều 170 Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

  • Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
  • Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
  • Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
  • Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
[caption id="attachment_199346" align="aligncenter" width="450"] ai là người được sử dụng đất tại Việt Nam[/caption]

2.3 Nguyên tắc sử dụng đất

     Vì đất đai là nguồn tài nguyên quý giá và là loại tài sản đặc biệt nên việc sử dụng đất cũng cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Điều 6 Luật đất đai 2013 quy định các nguyên tắc sử dụng đất:

  • Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
  • Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
  • Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.4 Quy định về người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất

     Điều 7 Luật đất đai 2013 quy định những người sau đây phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất:

  • Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương.
  • Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư.
  • Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo.
  • Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình.
  • Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
  • Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.
[caption id="attachment_199347" align="aligncenter" width="450"] ai là người được sử dụng đất tại Việt Nam[/caption]

2.5 Quy định về người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý

Điều 8 Luật đất đai 2013 quy định:

Điều 8. Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý

1. Người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức được giao quản lý công trình công cộng, gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;

b) Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;

c) Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;

d) Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương.

4. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.

     Như vậy, với việc quy định như trên, có thể thấy Nhà nước đang làm tốt vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai của mình thông qua việc ban hành các quy định cụ thể về nguyên tắc sử dụng đất, người sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của chủ sử dụng đất, người chịu trách nhiệm đối với việc sử dụng đất và đối với đất được giao để quản lý... Điều đó đã tạo khung pháp lý đồng bộ và vững chắc, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc quản lý đất đai của Nhà nước.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về vấn đề ai là người được sử dụng đất tại Việt Nam quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Quỳnh Mai

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178