Xử phạt vi phạm quy định về giao dịch nhà ở như thế nào?
15:10 21/11/2023
Xử phạt vi phạm quy định về giao dịch nhà ở được quy định tại Điều 56 Nghị định 121/2013/NĐ-CP, cụ thể mức xử phạt như sau:
- Xử phạt vi phạm quy định về giao dịch nhà ở như thế nào?
- Xử phạt vi phạm quy định về giao dịch nhà ở
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
XỬ PHẠT VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH NHÀ Ở
Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm quy định về giao dịch nhà ở như: Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về giao dịch nhà ở, các biện pháp khắc phục hậu quả... đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm vì vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ các quy định pháp luật về vấn đề này.Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
- Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
Nội dung kiến thức về xử phạt vi phạm quy định về giao dịch nhà ở:
Căn cứ quy định tại Điều 56 Nghị định 121/2013/NĐ-CP, với các hành vi vi phạm quy định về giao dịch nhà ở sẽ áp dụng hình thức xử phạt bằng tiền, mức xử phạt áp dụng với từng hành vi cụ thể như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 như sau:
- Cho mượn, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc cho thuê nhà ở mà không lập hợp đồng theo quy định;
- Không thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng về nhà ở theo quy định.
Thứ hai, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 2 sau đây:
- Thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước không đúng đối tượng hoặc không đúng điều kiện quy định;
- Thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đúng điều kiện quy định;
- Người được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, người thuê mua nhà ở thực hiện chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, cho mượn nhà ở không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba, phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định.
Thứ tư, phạt tiền đối với cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có một trong các hành vi quy định tại Khoản 4 như sau:
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sở hữu nhà ở tại Việt Nam không đúng đối tượng hoặc không đúng điều kiện quy định;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sở hữu nhà ở tại Việt Nam không đúng số lượng hoặc không đúng loại nhà ở theo quy định.
Bài viết tham khảo:
- Vi phạm quy định về quản lý giao dịch nhà ở xử phạt như thế nào?
- Quy định về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
- Dịch vụ kê khai hồ sơ xin cấp sổ đỏ
Liên hệ Luật sư tư vấn về xử phạt vi phạm quy định về giao dịch nhà ở như thế nào
- Tư vấn qua Tổng đài Gọi 19006500. Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về xử phạt vi phạm quy định về giao dịch nhà ở như thế nào. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
- Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về xử phạt vi phạm quy định về giao dịch nhà ở như thế nào số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi xử phạt vi phạm quy định về giao dịch nhà ở như thế nào tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!