• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi xây dựng trái phép trên đất trồng lúa. Thẩm quyền xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

  • Xử phạt vi phạm hành chính hành vi xây dựng trái phép trên đất trồng lúa
  • Hành vi xây dựng trái phép trên đất trồng lúa
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HÀNH VI XÂY DỰNG TRÁI PHÉP TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA

Câu hỏi của bạn:

     Em chào các chuyên viên tư vấn pháp luật, em có trường hợp như này rất mong nhận được sự hỗ trợ ạ, và rất mong bên anh chị hỗ trợ bảo mật thông tin của em ạ.

     Nhà ông A có chuyển nhượng đất 2 lúa 313 cho ông B. Ông B tiến hành phun cát để trồng cây hoa màu, mục đích nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng vì đất đó trồng lúa không đem lại hiệu quả kinh tế. (Khi phun cát ủy ban không nắm được lên không tiến hành lập biên bản). Đến cuối năm 2017, ông B có xây dựng ngôi nhà tạm để trông coi hoa màu trên. Ủy ban đã tiến hành lập biên bản đình chỉ thi công xây dựng nhưng đến nay gia đình đã xây dựng xong ngôi nhà đó ngôi nhà khoảng 47m2. Đối với địa phương em xây dựng chưa phải xin cấp phép, tuy nhiên đây là đất hai lúa. Cho em hỏi:

     - Cơ quan nào có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp này. Chủ tịch UBND xã phường, thị trấn hay chủ tịch UBND quận huyện có thẩm quyền ra quyết xử phạt vi phạm hành chính và quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với trường hợp này.

     - Căn cứ pháp lý cụ thể để buộc ông B tháo dỡ công trình là ngôi nhà, khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

     Em xin chân thành cảm ơn, mong nhận được sự hỗ trợ sớm nhất từ anh chị.

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn hành vi xây dựng trái phép trên đất trồng lúa

     1. Hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai và xây dựng trên đất trồng lúa

     Thứ nhất, đối với hành vi vi phạm tự ý chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm.

     Theo quy định của Luật đất đai 2013 không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm mà chỉ có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm theo quy định tại điều 4 nghị định 35/2015/NĐ-CP. Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm phải phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của UBND cấp xã. Người sử dụng đất phải đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với Ủy ban nhân dân cấp xã. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng này không được làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa.

     Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi có thể hiểu ông B tự ý phun cát để chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà không đăng ký với UBND cấp xã và cũng không rõ trên địa bàn UBND xã bạn có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa hay không. Tuy nhiên, do UBND xã không lập biên bản với hành vi này của ông B nên không thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

     Thứ hai là hành vi vi phạm pháp luật về việc sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng trên đất trồng lúa không được phép xây dựng. Hành vi xây dựng trái phép của ông B, UBND xã đã lập biên bản vi phạm hành chính.

     Đối với việc xây dựng nhà ở trên đất tại nông thôn theo quy định tại khoản 3 điều 93 Luật xây dựng 2014 phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn. Mà khu vực của ông B là đất trồng lúa không thuộc quy hoạch điểm dân cư nông thôn nên ông tự ý xây dựng trên đất không được phép xây dựng như vậy là không phù hợp với quy hoạch. [caption id="attachment_83253" align="aligncenter" width="450"]Hành vi xây dựng trái phép trên đất trồng lúa Hành vi xây dựng trái phép trên đất trồng lúa[/caption]

     2. Xử phạt vi phạm hành chính với hành vi xây dựng trái phép trên đất trồng lúa

     Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của ông theo quy định tại khoản 7 điều 15 nghị định 139/2017/NĐ-CP là 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Ngoài ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình vi phạm theo quy định tại khoản 11 điều 15 nghị định này. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng trái phép trên đất trồng lúa của ông B là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại điều 77 nghị định này.

     “Điều 77. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

     1. Cảnh cáo.

     2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.

     3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

     4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”

     Theo quy định tại khoản 4 điều 70 nghị định này, thẩm quyền xử phạt trên áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt cá nhân bằng 1/2 thẩm quyền xử phạt tổ chức. Như vậy, thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là 50.000.000 đồng.

     Một số bài viết có nội dung tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về hành vi xây dựng trái phép trên đất trồng lúa, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật miễn phí 24/7: 1900.6500 để để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:  [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!

     Xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178