Xử phạt doanh nghiệp không cử người làm công tác an toàn vệ sinh lao động
05:28 22/11/2023
Xử phạt doanh nghiệp không cử người làm công tác an toàn vệ sinh lao động: Căn cứ theo khoản 1 điều 16 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định...
- Xử phạt doanh nghiệp không cử người làm công tác an toàn vệ sinh lao động
- xử phạt doanh nghiệp không cử người làm công tác an toàn vệ sinh lao động
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
XỬ PHẠT DOANH NGHIỆP KHÔNG CỬ NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
Mức phạt khi doanh nghiệp không cử người làm công tác an toàn vệ sinh lao động là bao nhiêu? Hành vi doanh nghiệp không cử người làm công tác vệ sinh lao động như thế nào? Hãy tham khảo bài viết của Luật Toàn Quốc dưới đây:
Kiến thức của bạn:
Xử phạt doanh nghiệp không cử người làm công tác an toàn vệ sinh lao động theo quy định pháp luật?
Câu trả lời của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012.
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
- Nghị định 95/2013/NĐ-CP Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.
1. Hình thức xử phạt doanh nghiệp không cử người làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Căn cứ theo khoản 1 điều 16 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt doanh nghiệp không cử người đi làm công tác an toàn vệ sinh lao động: Điều 16. Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động"1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch hoặc thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Không kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc;
c) Không cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
d) Không thống kê, báo cáo định kỳ hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật." Vậy doanh nghiệp không cử người làm công tác an toàn lao động vệ sinh lao động thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. [caption id="attachment_37125" align="aligncenter" width="401"] Xử phạt doanh nghiệp không cử người làm công tác an toàn vệ sinh lao động[/caption]
2. Thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp không cử người làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Căn cứ theo khoản 1 điều 36 Nghị định 95/2013 quy định về thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp không cử người làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
"1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này."
Và căn cứ theo khoản 2 đến khoản 5 điều 37 Nghị định 95/2013 quy định:
"2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này."
Vậy thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp không cử người làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
- Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành lao động
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm quy định thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính có quyền xử phạt theo đúng quy định.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết:
Xử lý hành vi doanh nghiệp bắt làm thêm giờ khi không được sự đồng ý của người lao động.
Xử lý vi phạm khi không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Liên hệ Luật sư tư vấn về: Xử phạt doanh nghiệp không cử người làm công tác an toàn vệ sinh lao động
- Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Xử phạt doanh nghiệp không cử người làm công tác an toàn vệ sinh lao động. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
- Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về Xử phạt doanh nghiệp không cử người làm công tác an toàn vệ sinh lao động qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về Xử phạt doanh nghiệp không cử người làm công tác an toàn vệ sinh lao động tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Liên kết tham khảo
- Dịch vụ xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại Hà Nội
- Dịch vụ làm hộ chiếu nhanh tại Nam Định
- Tư vấn chế độ thai sản miễn phí trực tuyến qua tổng đài
- Tư vấn trợ cấp thất nghiệp cho người lao động
- Tư vấn bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp và người lao động
- Tư vấn bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện
- Tải bộ luật lao động 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2017 và hướng dẫn áp dụng
- Tải bộ luật bảo hiểm y tế mới nhất và hướng dẫn áp dụng
- Tư vấn bảo hiểm xã hội