• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tính chất mức độ của hành vi vi phạm hành chính...cách xác định tính chất mức độ của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai..

  • Xác định tính chất mức độ của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
  • Tính chất mức độ của hành vi vi phạm hành chính
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT MỨC ĐỘ CỦA HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

      Bạn đang tìm hiểu quy định pháp luật về những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, cách xác định mức độ của hành vi vi phạm, chế tài xử lý tùy theo mức độ vi phạm và các vấn đề liên quan đến xử lý hành chính. Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn theo bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

     Cách xác định tính chất mức độ của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

     Việc xác định tính chất mức độ của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là căn cứ để xử lý các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại nghị định 120/2014/NĐ- CP. Việc xác định tính chất mức độ của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được quy định cụ thể tại điều 6 nghị định 120/2014/NĐ- CP như sau:

  • Tính chất mức độ của hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 15, Khoản 1 Điều 16 và Điều 17 của Nghị định này được xác định theo quy mô diện tích đất bị vi phạm. Trong đó:

     Điều 6 quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

     Điều 7 quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

     Điều 8 quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

     Điều 15 quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở

     Điều 16 quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở mà không đủ điều kiện

     Điều 17 quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê mà không đủ điều kiện

  • Tính chất mức độ của hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 của Nghị định này được xác định theo số lượng hộ gia đình bị ảnh hưởng.

     Điều 26 quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở [caption id="attachment_39017" align="aligncenter" width="268"] Tính chất mức độ của hành vi vi phạm hành chính[/caption]

  • Tính chất mức độ của hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 9 (Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang mục đích khác trong nhóm đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép) và Điều 24 (Tự ý nhận chuyển quyền vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân) của Nghị định này được xác định theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thành tiền theo giá đất trong bảng giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất ban hành tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính và chia thành 04 mức sau đây:
    • Mức 1: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền dưới 60.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp, dưới 300.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;
    • Mức 2: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 60.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp, từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;
    • Mức 3: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp, từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;
    • Mức 4: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 1.000.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp, từ 3.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.
  • Diện tích đất vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này và chi phí để xác định diện tích đất vi phạm được quy định như sau:
    • Trường hợp vi phạm toàn bộ diện tích thửa đất thì xác định theo diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật Đất đai;
    • Trường hợp vi phạm một phần diện tích thửa đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc thửa đất vi phạm không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định thì người thi hành công vụ lập biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ diện tích đất vi phạm thực tế. Trường hợp người có hành vi vi phạm không nhất trí với diện tích đất vi phạm đã xác định thì người thi hành công vụ báo cáo người có thẩm quyền xử phạt trưng cầu tổ chức có chức năng đo đạc tiến hành đo đạc xác định diện tích đất vi phạm;
    • Chi phí đo đạc xác định diện tích đất vi phạm đối với trường hợp trưng cầu tổ chức có chức năng đo đạc quy định tại Điểm b Khoản này được tạm ứng từ ngân sách nhà nước. Người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chịu trách nhiệm chi trả chi phí đo đạc, xác định diện tích đất vi phạm.

     Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định cụ thể việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí đo đạc xác định diện tích đất vi phạm.

  • Đối với trường hợp không xác định được loại đất do không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì căn cứ quy định tại Điều 3 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) để xác định loại đất và áp dụng giá đất tương ứng trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để xác định và quy đổi giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất vi phạm.

     Một số bài viết cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo tại:

   Liên hệ Luật sư tư vấn về vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

    Nếu bạn đang gặp những vướng mắc về vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai mà không thể tự mình giải quyết được thì bạn nên gọi ngay cho Luật sư thay vì phải mất thời gian nghiên cứu vì có nghiên cứu cũng không thể hiểu rộng bằng Luật sư, vì vậy để tránh những rủi ro không đáng có bạn nên tham khảo ý kiến Luật sư.      + Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      + Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033     + Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.       Trân trọng ./.   
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178