Tranh chấp di sản là đất của chú theo pháp luật
21:15 12/03/2020
Sổ đỏ là giấy tờ pháp lý thể hiện quyền sử dụng đất mà nhà nước công nhận đối với người sử dụng đất, thể hiện quyền sử dụng mảnh đất...
- Tranh chấp di sản là đất của chú theo pháp luật
- tranh chấp di sản là đất của chú
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TRANH CHẤP DI SẢN LÀ ĐẤT CỦA CHÚ
Câu hỏi của bạn về tranh chấp đất di sản là đất của chú:
Bố mẹ tôi có thừa hưởng quyền sử dụng đất (gcnsđ) từ ông chú tên X để lại từ năm 1997. Ông X sinh năm 1917 và có 3 đời vợ. Người vợ thứ 1 không sinh được ai cả, sau này bà vợ 1 mất thì có bà 2 về ở sống chung chứ không cưới hỏi gì, bà 2 đã có 03 người con riêng và 1 con gái tên A chung với ông X. Sau đó, ông X lấy bà 3 và sinh 1 người con gái chung tên Y.
Do không có con trai để nối dõi tông đường nên ông X di nguyện muốn để lại mảnh đất cho cháu trai là bố tôi. Ông X chỉ có di chúc bằng miệng và có anh em họ tộc Nguyễn chứng giám, và từ năm 1997 khi chính quyền cũng có chủ trương cấp sổ đỏ, thì 2 người con A, B và chính quyền đều thống nhất chủ mảnh đất này là bố tôi. Do đó, sổ đỏ mang tên bố tôi.
Năm 2015, người con A, B xin bố tôi một phần đất và bố tôi đồng ý. Sau đó, bà vợ 2, 3 cũng xin đất và bố tôi cũng đồng ý. Năm 2019, những người con riêng của bà 2 nổi lòng tham, đâm đơn kiện gia đình tôi để chia phần.
Vậy, khi đâm đơn kiện như vậy, thì Tòa sẽ giải quyết như thế nào?
Rất mong nhận được phản hồi từ công ty.
Câu trả lời của Luật sư về vấn đề tranh chấp di sản là đất của chú:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề tranh chấp di sản là đất của chú, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về vấn đề tranh chấp di sản là đất của chú như sau:
1. Căn cứ pháp lý về tranh chấp di sản là đất của chú:
- Luật đất đai 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật đất đai;
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
2. Nội dung tư vấn về tranh chấp di sản là đất của chú:
Theo thông tin bạn cung cấp, mảnh đất là di sản của chú ruột của bố bạn, và bố bạn đã có sổ đỏ từ năm 1997. Bây giờ, các con riêng của người vợ thứ 2 đang đâm đơn khởi kiện đòi lại mảnh đất. Và bạn không rõ khả năng thắng kiện của các bên là như thế nào. Về vấn đề này, chúng tôi xin trả lời như sau:
2.1 Quyền sử dụng đất khi có sổ đỏ
Theo khoản 16 điều 3 luật đất đai 2013:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất."
Theo thông tin bạn cung cấp, mảnh đất đó đã có sổ đỏ và ghi tên người sử dụng đất là bố bạn. Nên bố bạn có toàn quyền quyết định tặng cho hay không tặng cho toàn bộ hay một phần mảnh đất đó. Tuy nhiên, nếu bên kia khởi kiện tranh chấp đất đai thì gia đình bạn nên thu thập các giấy tờ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, ví dụ như:
- Lời bằng chứng của những người chứng kiến việc tặng cho mảnh đất giữa ông X và bố bạn;
- Giấy tờ quyền sử dụng đất trước đây được cấp cho ông X;
- Hóa đơn nộp thuế, tiền điện, nước trước đây
- ...
Như vậy, người xác nhận là người sử dụng đất trong sổ đỏ là người được nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với mảnh đất đó. [caption id="attachment_191360" align="aligncenter" width="450"] Tranh chấp di sản là đất của chú[/caption]
2.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, yêu cầu phân chia thừa kế
Vì bạn mới chỉ cung cấp thông tin cơ bản về việc có đơn khởi kiện mà không có chi tiết thông tin về việc khởi kiện ai, như thế nào, nội dung cụ thể là gì... Do vậy, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn theo cả hai hướng: hoặc là có tranh chấp đất đai hoặc là đây là yêu cầu khởi kiện đòi phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật.2.2.1 Hòa giải tại UBND cấp xã
Theo quy định tại điều 202 Luật đất đai 2013, các tranh chấp về đất đai phải được hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất. Sau khi nhận đơn yêu cầu hòa giải, UBND cấp xã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân tranh chấp, lập hội đồng hòa giải, tiến hành hòa giải và xác nhận kết quả hòa giải.
Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
Nếu hòa giải thành thì tranh chấp đất đai kết thúc. Nếu hòa giải không thành thì các bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai này.
2.2.2 Giải quyết tranh chấp đất đai hoặc khởi kiện yêu cầu chia thừa kế tại Tòa
Bước 1: Nhận đơn và thụ lý
Người khởi kiện có thể nộp đơn bằng hình thức: trực tiếp tại Tòa án, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 2: Hòa giải và chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử trong lĩnh vực đất đai là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.
Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải, không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Bước 3: Xét xử
Sau khi cân nhắc các chứng cứ mà các bên đưa ra, Tòa sẽ ra bản án cuối cùng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy bản án đó chưa hợp lý thì bạn có thể làm đơn kháng cáo để xét xử lên cấp phúc thẩm.
Kết luận: Sổ đỏ là giấy tờ pháp lý thể hiện quyền sử dụng đất mà nhà nước công nhận đối với người sử dụng đất. Tuy nhiên, khi có tranh chấp đất đai thì người có sổ đỏ cũng cần phải thu thập các chứng cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
Bài viết tham khảo:
- Giải quyết tranh chấp đất đai khi họ hàng xâm phạm quyền sử dụng đất
- Những vấn đề cần lưu ý khi khởi kiện tranh chấp đất đai
Để được tư vấn chi tiết về tranh chấp di sản là đất của chú, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Quỳnh Dinh