Tranh chấp đất đai giữa hai hộ liền kề giải quyết như thế nào?
10:29 08/01/2018
Tranh chấp giữa hai hộ liền kề về đất đai giải quyết như thế nào? Khi xảy ra tranh chấp liên quan đến đất đai thì để Tòa án thụ lý giải quyết phải được...

Tranh chấp đất đai giữa hai hộ liền kề giải quyết như thế nào?
Tranh chấp đất đai giữa hai hộ liền kề
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI GIỮA HAI HỘ LIỀN KỀ
Câu hỏi của bạn:
Chào luật sư.
Ba tôi mua mảnh đất và có một căn nhà cũ trên diện tích 275m2 vào năm 1993. Năm 2010, ba tôi mất và để lại quyền thừa kế cho tôi toàn quyền sử dụng. Năm 2015, tôi làm lại nhà thì nhà bên cạnh kiện là trước đây ba tôi lấn đất. Bây giờ ba tôi đã mất thì tôi phải làm sao để giải quyết vấn đề này?
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn về cách giải quyết tranh chấp giữa hai hộ liền kề về đất đai, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013;
- Bộ luật dân sự năm 2015
Nội dung tư vấn: tranh chấp đất đai giữa hai hộ liền kề
1. Nghĩa vụ chứng minh trong vụ án tranh chấp đất đai giữa hai hộ liền kề
Đối với các vụ án hình sự thì nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về phía các cơ quan có thẩm quyền tố tụng. Tuy nhiên, đối với các vụ việc dân sự thì nghĩa vụ chứng minh lại thuộc về phía các đương sự. Bởi lẽ, trong dân sự thì sự bình đẳng, tự do thỏa thuận của các bên được tôn trọng, để đảm bảo lợi ích của các bên thì cần phải tuân thủ những gì đã ký kết. Trong tố tụng dân sự, các đương sự bình đẳng về địa vị pháp lý do đó bên nào đưa ra yêu cầu thì người đó phải có nghĩa vụ chứng minh.
Do vậy, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho mình thì nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ và chứng minh trong vụ án tranh chấp đất đai của bạn là do bạn. Nghĩa vụ này được quy định cụ thể tại Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
1.1. Nghĩa vụ chứng minh đối với nguyên đơn.
Trước hết, việc tranh chấp dân sự thì bản thân người trong cuộc là các đương sự sẽ là người hiểu rõ nhất về tình hình, sự kiện trong vụ việc. Mà nguyên đơn cũng là người ở thế chủ động trong việc đưa đơn kiện nên họ sẽ biết được mình đang muốn gì thì cũng sẽ phải chủ động đưa ra các chứng cứ, lập luận để có thể chứng minh quyền lợi hợp pháp của mình đang bị xâm hại và cần phải được bảo vệ.
1.2. Nghĩa vụ chứng minh đối với bị đơn.
Đối với bị đơn thì nghĩa vụ chứng minh được đặt ra khi bị đơn có yêu cầu phản tố đối với yêu cầu của nguyên đơn hoặc bị đơn đưa ra yêu cầu liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp này thì bị đơn phải cung cấp chứng cứ để chỉ ra yêu cầu đó có cơ sở thực tế, cơ sở pháp lý hay không? Khi đó nguyên đơn cũng có quyền phản đối lại yêu cầu đó của bị đơn, đồng thời phải chứng minh cho việc phản đối yêu cầu của mình bằng việc cung cấp các chứng cứ khác nữa.
1.3. Nghĩa vụ chứng minh đối với người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Việc cung cấp chứng cứ của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là để chứng minh và làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ kiện để bảo vệ quyền lợi cho đương sự mà họ đứng về phía đương sự đó, hoặc có thể làm căn cứ cho yêu cầu của họ đối với một trong các bên đương sự; hoặc chứng cứ do họ cung cấp làm căn cứ để họ phản đối về việc kiện đòi hoàn lại mà một bên đương sự đặt ra cho họ. Như vậy, việc chứng minh của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đặt ra khi họ muốn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình hoặc là nó có ý nghĩa giúp cho vụ án được giải quyết nhanh chóng hơn.
[caption id="attachment_68493" align="aligncenter" width="600"] Tranh chấp đất đai giữa hai hộ liền kề[/caption]
2. Giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai hộ liền kề
Đối với sự việc của bạn chúng tôi xin làm rõ một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, bạn có nói rằng: ba bạn mua mảnh đất rộng 275m2 vào năm 1993 vậy hiện tại còn giấy tờ gì để chứng minh việc mua bán đó không? hiện tại thì diện tích đất đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa?
Thứ hai, việc tranh chấp đất đai giữa hai nhà hiện nay đã được giải quyết như thế nào? hai bên đã được hòa giải tại cấp có thẩm quyền hay chưa? hay nhà bên cạnh đã khởi kiện hay chưa? Bởi lẽ, khi xảy ra tranh chấp đất đai thì theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 trước khi được Tòa án thụ lý giải quyết thì bắt buộc phải được hòa giải tại cấp xã.
Nếu đã được cấp giấy chứng nhận hoặc có các giấy tờ xác nhận việc mua bán đất hoặc có đầy đủ các giấy tờ chứng minh đó là đất thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn thì cần phải xem xét nhà bên cạnh nói mình lấn chiếm đất của họ thì có căn cứ hay có các giấy tờ gì để chứng minh nhà bạn lấn chiếm đất hay không? Nếu họ không có căn cứ gì thì không thể nào khởi kiện nhà bạn được, bởi nghĩa vụ chứng minh trước hết là thuộc về phía nguyên đơn khi họ khởi kiện.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về Giải quyết tranh chấp giữa hai hộ liền kề về đất đai. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!
Trân trọng./.