Trả tiền cho người lao động tự đóng bảo hiểm bị xử lý như thế nào?
11:03 05/01/2018
người sử dụng lao động trả tiền cho người lao động tự đóng bảo hiểm xã hội có vi phạm pháp luật không, người sử dụng lao động bị xử lý như thế nào
- Trả tiền cho người lao động tự đóng bảo hiểm bị xử lý như thế nào?
- trả tiền cho người lao động tự đóng bảo hiểm
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Trả tiền cho người lao động tự đóng bảo hiểm
Câu hỏi của bạn:
Công ty cho em hỏi ạ:
Công ty ký hợp đồng lao động với công nhân. Trong đó có 200 người ký hợp đồng từ 3 tháng đến dưới 1 năm, 100 người ký hợp đồng dưới 3 tháng. Công ty không đóng bảo hiểm và trả thêm cho những người lao động này 17% lương để đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Khi bị cơ quan bảo hiểm kiểm tra và yêu cầu công ty nộp bảo hiểm xã hội cho 200 lao động có hợp đồng từ 3 tháng đến dưới 1 năm. Tổng số tiền truy thu (kể cả tiền phạt là 30 triệu). Công ty yêu cầu 200 lao động nộp lại số tiền đã nhận và quyết định trừ vào toàn bộ lương của người lao động vào các tháng tiếp theo khi đủ số tiền truy thu. Công ty làm như thế có đúng không và theo pháp luật hiện hành thì xử lý như thế nào. Mong công ty trả lời giúp em ạ.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Lao động 2012
- Quyết định 595/QĐ- BHXH
- Nghị định 88/2015/NĐ-CP
- Bộ luật Bảo hiểm xã hội 2014
Nội dung tư vấn về trả tiền cho người lao động tự đóng bảo hiểm
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 21 luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
“1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2.Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. “
Với quy định trên, người sử dụng lao động có nghĩa vụ lập hồ sơ và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động chứ không có quyền trả tiền cho người lao động tự đóng bảo hiểm. Do đó, nếu công ty bạn thỏa thuận trả tiền cho người lao động tự đóng bảo hiểm là trái với quy định của pháp luật. Khi đó, công ty bạn đã vi phạm quy định của Nghị định 88/2015 sửa đổi bổ sung khoản 1 điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.”. Và theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả 21,5% (bao gồm 17% cho bảo hiểm xã hội, 0,5% cho bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, 3% cho bảo hiểm y tế, 1% cho bảo hiểm thất nghiệp), do đó công ty bạn trả tiền cho người lao động tự đóng bảo hiểm bằng cách đưa thêm 17% lương là vừa sai về trách nhiệm thực hiện vừa sai về mức đóng bảo hiểm. Như vậy công ty bạn sẽ bị xử phạt theo Khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP: “Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.”. [caption id="attachment_68682" align="aligncenter" width="450"] trả tiền cho người lao động tự đóng bảo hiểm[/caption]
Về vấn đề công ty yêu cầu công nhân trả lại 17% lương mà công ty trả tiền cho người lao động tự đóng bảo hiểm và quyết định trừ vào toàn bộ lương của người lao động vào các tháng tiếp theo đến khi đủ số tiền truy thu là không có cơ sở pháp lý. Nếu đúng như thông tin mà chị cung cấp, khi công ty kí hợp đồng lao động với công nhân có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm thì theo điểm a Khoản 1 Điều 2 Bộ luật Bảo hiểm xã hội: “Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động “ họ sẽ là đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc và người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động với mức là 21,5% tiền lương. Do đó, công ty thỏa thuận trả tiền cho người lao động tự đóng bảo hiểm với 17% tiền lương giống như một khoản phụ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động và công ty vẫn bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm. Nếu công ty vẫn giữ nguyên quyết định, anh có thể bảo vệ lợi ích của mình theo thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng Điều 201 Bộ luật Lao động 2012:
- thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
- Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải. Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành. Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành. Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động. Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
- Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên về xử lý kỷ luật sa thải cán bộ sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.