Tội vu khống theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
23:42 29/08/2017
Tội vu khống theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, Người bị hại chính là người bị vu khống, là công dân con người cụ thể ...

Tội vu khống theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
Tội vu khống
Pháp luật hình sự
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tội vu khống theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
Câu hỏi của bạn:
Xin luật sư cho biết: Em muốn văn phòng tư vấn cho gia đình em về tội vu khống. Xin cảm ơn luật sư
Câu trả lời của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về tội vu khống như sau:

1. Mặt khách quan của tội vu khống
a. Hành vi của tội vu khống
Có hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này được thể hiện qua việc ngưòi phạm tội tuy không đặt ra những điều không đúng sự thật về người khác và biết rõ điều đó là bịa đặt (việc biết rõ điều mình loan truyền là bịa đặt là dấu hiệu bắt buộc) nhưng vẫn loan truyền điều bịa đặt đó (như nói cho những người khác biết, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng…) cho người khác.
Có hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Được thể hiện qua việc tự mình bịa ra rằng người khác có hành vi thực hiện Ịnột tội phạm nào đó và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước như: Công an, Viện kiểm sát… mặc dù thực tế người này không phải là người thực hiện những hành vi phạm tội đó.
b. Về hậu quả của tội vu khống
Trong trường hợp các hành vi nêu trên không có mục đích nhằm xúc phạm danh dự của người khác thì hậu quả gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
2. Mặt chủ quan của tội vu khống
a. Lỗi của tội vu khống
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Tức là người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết hậu quả có thể xảy ra và mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
b. Mục đích của tội vu khống
Mục đích của tội vu khống xúc phạm danh dự của người khác là dấu hiêu cấu thành cơ bản của tội này.
3. Khách thể của tội vu khống
Hành vi nêu trên xâm phạm đến danh dự và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.
4. Chủ thể của tội vu khống
Người bị hại chính là người bị vu khống, là công dân (con người cụ thể) chứ không phải pháp nhân hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Người thực hiện tội phạm cũng phải đáp ứng được điều kiện về mặt độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự mới có thể trở thành chủ thể của tội này
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
- Tội vu khống theo quy định của BLHS năm 1999 sửa đổi năm 2009
- Tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về xác định tỷ lệ như thế nào theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự?. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào. Bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của anh; chị.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo: