• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tính phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức như thế nào theo quy định pháp luật, đối tượng được tính phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức

  • Tính phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức như thế nào theo quy định pháp luật
  • tính phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Tính phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức

Câu hỏi của bạn: 

     Tôi là Lê Văn B, 49 tuổi hiện đang công tác tại Phòng GD&ĐT huyện L, tỉnh T. Tôi đang thuộc đối tượng hưởng lương bảng lương 2, công chức loại A1 theo Nghị định 204/2014/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Tôi có đọc Nghị định  204/2014/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ nhưng không hiểu lắm về cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung. Nay tôi xin Quý luật sư tư vấn giúp tôi về cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung trong trường hợp của tôi như sau:
     - Bậc lương hiện hưởng của tôi là 4,98 (bậc lương cuối cùng trong ngạch) được hưởng từ ngày 01/01/2017. Không có phụ cấp chức vụ.
     - Xin hỏi cách tính hệ số lương của tôi vào các năm 2020, 2021, 2022, 2023 và các năm tiếp theo (xin luật sư tư vấn công thức tính từng năm cụ thể).
     Xin trân trọng cảm ơn !

 Câu trả lời của Luật sư:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tính phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức cho chúng tôi qua địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 204/2004/NĐ-CP
  • Thông tư 04/2005/TT-BNV

Nội dung tư vấn về tính phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức

     1. Đối tượng được tính phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức

     Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về đối tượng được tính phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức như sau:

     " Phụ cấp thâm niên vượt khung:

     áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh."

     Theo thông tin anh cung cấp, anh đang là đối tượng hưởng lương bảng lương 2, công chức loại A1 nên anh sẽ được tính phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức [caption id="attachment_85369" align="aligncenter" width="390"]tính phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức tính phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức[/caption]

     2. Công thức tính phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức

     Theo mục a1 điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về Công thức tính phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức như sau:

     " a) Mức phụ cấp như sau:

     a1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3, các chức danh xếp lương theo bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%."

     Theo thông tin anh cung cấp, từ ngày 1/1/2017, hệ số lương anh được hưởng là 4.98 (là bậc lương cuối cùng trong ngạch) thì đến 1/1/2020 anh sẽ được tính phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức. Tuy nhiên theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 76/2009/NĐ-CP:

     " b) Các đối tượng quy định tại điểm a (a1 và a2) khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung so với thời gian quy định như sau:       - Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì bị kéo dài thêm 06 (sáu) tháng so với thời gian quy định;       - Trường hợp bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức thì bị kéo dài thêm 12 tháng (một năm) so với thời gian quy định."

     Theo đó nếu từ 1/1/2017 đến 31/12/2019 mà anh hoàn thành nhiệm vụ và không bị kỷ luật thì anh sẽ không bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nên đến 1/1/2020 anh sẽ hoàn toàn đủ điều kiện để tính phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức.

     Như vậy, lương của anh vào năm 2020 sẽ là (1.300.000 * 4.98) + 5% * ( 1.300.000 *4.98) = 6.798.000đ. Sau đó cứ thêm một năm mà anh không bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên thì được tính thêm 1% phụ cấp thâm niên.

     Và phụ cấp thâm niên vượt khung được tính trả cùng kỳ l­ương hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

     Để được tư vấn chi tiết về tính phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ  Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Xin chân thành cảm ơn

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178