Thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân
15:23 22/12/2017
Thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được quy định tại Nghị định 23/2006/NĐ-CP như sau:
- Thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân
- chủ rừng là hộ gia đình
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CHỦ RỪNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
Kiến thức của bạn:
Thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung kiến thức:
Điều 32 Nghị định 23/2006/NĐ-CP quy định chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đối với các loại rừng và trong các trường hợp sau đây:
1. Về chuyển đổi
- Được chuyển đổi quyền sử dụng rừng phòng hộ nhà nước giao.
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng hợp pháp từ chủ rừng khác thì được chuyển đổi quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đó; trường hợp nhận chuyển đổi thì chỉ được chuyển đổi cho hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn.
2. Về chuyển nhượng
- Được chuyển nhượng rừng sản xuất là rừng trồng do nhà nước giao và rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước đầu tư trên đất Nhà nước giao hoặc cho thuê để trồng rừng nhưng phải hoàn trả giá trị Nhà nước đã đầu tư.
- Được chuyển nhượng rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư trên đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê để trồng rừng.
3. Về tặng cho
- Được tặng cho Nhà nước, cộng đồng dân cư thôn rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước giao hoặc rừng sản xuất là rừng trồng trên đất Nhà nước giao đất hoặc cho thuê.
4. Về cho thuê, cho thuê lại rừng
- Được cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước giao hoặc Nhà nước cho thuê nhưng thời gian cho thuê, cho thuê lại rừng không vượt quá thời hạn quy định trong quyết định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thuê rừng.
5. Về thế chấp, bảo lãnh, góp vốn
- Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng được Nhà nước giao.
- Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị tăng thêm của rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước cho thuê do chủ rừng đầu tư.
- Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trên đất Nhà nước giao hoặc cho thuê.
- Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên Nhà nước giao hoặc cho thuê thì chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được giao rừng, cho thuê rừng.
- Việc thế chấp, bảo lãnh chỉ được thực hiện tại tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; được góp vốn với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
6. Về thừa kế
- Được để thừa kế quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng sản xuất Nhà nước giao theo quy định của pháp luật về thừa kế.
- Được để thừa kế rừng trồng do cá nhân tự đầu tư trên đất được Nhà nước giao, cho thuê theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Quyền và trách nhiệm của chủ rừng trong phòng cháy và chữa cháy
- Thực hiện các quyền đối với chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Để được tư vấn chi tiết về chủ rừng là hộ gia đình, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.