Thu nhập của người lao động không tính đóng bảo hiểm xã hội
08:10 06/08/2021
Theo quy định của pháp luật thì những khoản thu nhập của người lao động không tính đóng bảo hiểm xã hội tính như thế nào?
- Thu nhập của người lao động không tính đóng bảo hiểm xã hội
- Thu nhập của người lao động không tính đóng bảo hiểm xã hội
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014 - Số 58/2014/QH13;
- Bộ luật Lao động 2019 - Số 45/2019/QH14;
- Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng vào quỹ TNLĐ, BNN;
- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều về BHXH bắt buộc;
- Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về HĐLĐ;
- Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;
1. Các khoản thu nhập của người lao động không tính đóng BHXH 2021
Căn cứ theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH 2014Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Điều 17. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.
Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
[…]
6. Trong thời gian người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.
Điều 6. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
2.3. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
- Tiền thưởng theo quy định của Điều 104, Bộ luật Lao động 2019;
- Tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca;
- khoản hỗ trợ xăng xe;
- Khoản hỗ trợ điện thoại;
- Khoản hỗ trợ đi lại;
- Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;
- Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;
- Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;
- Hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân chết;
- Hỗ trợ khi NLĐ có người thân kết hôn;
- Hỗ trợ khi sinh nhật của NLĐ;
- Trợ cấp khi NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;
- Trợ cấp khi NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.
2. Các khoản thu nhập tính đóng BHXH 2021
Bên cạnh các khoản thu nhập của người lao động không tính đóng BHXH, thì pháp luật hiện nay có liên quan cũng quy định về các khoản thu nhập tính đóng BHXH, cụ thể như sau: Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2, Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP; Khoản 5, Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH; Khoản 3 Điều 4 của Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc cụ thể bao gồm:- Mức lương theo công việc hoặc chức danh:
- Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên:
- Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
3. Mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp hiện nay
Tại Khoản 1, Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất;
Điều 4. Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:
a) Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.
- Bảo hiểm xã hội 17%;
- Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp 0,5%;
- Bảo hiểm y tế 3%;
- Bảo hiểm thất nghiệp 1%;
4. Tình huống tham khảo
Luật sư cho tôi hỏi, lương tháng 13, thưởng Tết có tính đóng BHXH hay không? Tôi xin cảm ơn!
- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012, tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Câu hỏi thường gặp về các khoản thu nhập của người lao động không tính đóng BHXH – Quy định mới nhất 2021:
Câu hỏi 1. Các loại phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội?
- Phụ cấp chức vụ, chức danh;
- Phụ cấp trách nhiệm;
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thâm niên;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp thu hút;
- Các phụ cấp có tính chất tương tự;
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về vấn đề thu nhập của người lao động không tính đóng bảo hiểm xã hội
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về vấn đề khoản thu nhập của người lao động không tính đóng bảo hiểm xã hội và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về vấn đề thu nhâp của người lao động không tính đóng bảo hiểm xã hội, khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội, mức đóng bảo hiểm xã hội... và các vấn đề có liên quan về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Trà My