Thông tư 04/1998/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tiêu chuẩn thi nâng ngạch viên chức chuyên môn nghiệp vụ trong công ty Nhà nước
08:26 05/09/2018
Thông tư 04/1998/TT-BLĐTBXH, tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, phương pháp xây dựng tiêu chuẩn, nội dung tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ
- Thông tư 04/1998/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tiêu chuẩn thi nâng ngạch viên chức chuyên môn nghiệp vụ trong công ty Nhà nước
- Thông tư 04/1998/TT-BLĐTBXH
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thông tư 04/1998/TT-BLĐTBXH
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI --------- |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 4/1998/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 1998 |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 4/1998/TT-BLĐTBXH NGÀY 04 THÁNG 04 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VÀ THI NÂNG NGẠCH VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Thi hành Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước như sau:
A. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN,NGHIỆP VỤ.
I. CÁC CHỨC DANH PHẢI XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN.
1. Các chức danh viên chức xếp lương theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ ở các doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ phải xây dựng tiêu chuẩn, gồm:
- Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp;
- Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính;
- Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư;
- Cán sự, kỹ thuật viên;
- Nhân viên văn thư; - Nhân viên phục vụ.
Riêng đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở một số doanh nghiệp được xếp lương theo các bảng lương quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ thì áp dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức theo hướng dẫn của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, không phải xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Thông tư này.
2. Đối với các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ khác được xếp lương theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ, như: kinh tế viên, kiểm soát viên... có hệ số lương bậc 1 của các ngạch tương đương với các chức danh: cán sự, kỹ thuật viên, chuyên viên, kỹ sư, chuyên viên chính, kỹ sư chính; chuyên viên cao cấp, kỹ sư cao cấp thì doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cụ thể của các chức danh tương ứng với nội dung hướng dẫn tại Thông tư này và gửi cơ quan cấp trên trực tiếp thẩm định.
II. NỘI DUNG TIÊU CHUẨN
Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ là những quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ, phạm vi trách nhiệm, những hiểu biết cần thiết và trình độ yêu cầu đối với từng chức danh nghề viên chức. Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi chức danh nghề viên chức, gồm 4 phần:
1. Chức trách: quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.
2. Hiểu biết: quy định kiến thức cần thiết và kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành các nhiệm vụ được giao của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.
3. Làm được: quy định những công việc cụ thể phải làm được theo yêu cầu.
4. Yêu cầu trình độ: quy định trình độ cần thiết đạt được (gồm: văn bằng, chứng chỉ qua các cấp đào tạo) của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức để thực hiện được công việc theo yêu cầu. [caption id="attachment_120641" align="aligncenter" width="385"] Thông tư 04/1998/TT-BLĐTBXH[/caption]
III. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN
Căn cứ nội dung tiêu chuẩn quy định trên và "bản tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ" gốc do Nhà nước ban hành kèm theo Thông tư này, các doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ cho từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức phù hợp với tổ chức công nghệ, tổ chức sản xuất, kinh doanh và tổ chức lao động của doanh nghiệp mình.
Việc xây dựng tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp được tiến hành theo các bước sau:
1. Theo từng bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ (phòng hoặc ban), trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, tiến hành thống kê đầy đủ tất cả các công việc phải thực hiện.
2. Căn cứ vào bản tiêu chuẩn gốc, tiến hành đánh giá, phân loại mức độ phức tạp của các công việc được thống kê theo 4 cấp trình độ sau:
- Cán sự, kỹ thuật viên;
- Chuyên viên, kỹ sư;
- Chuyên viên chính, kỹ sư chính;
- Chuyên viên cao cấp, kỹ sư cao cấp.
3. Trên cơ sở kết quả đánh giá phân loại công việc, tiến hành xác định chức danh nghề đầy đủ của viên chức.
Ví dụ:
- Chuyên viên lao động, tiền lương bưu điện;
- Chuyên viên chính lao động, tiền lương bưu điện;
- Kỹ sư chính bưu điện truyền thông,....
4. Xác định phần chức trách đối với từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.
5. Quy định phần hiểu biết của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.
6. Quy định các công việc đòi hỏi phải làm được đối với từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.
7. Quy định phần yêu cầu trình độ đối với từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.
8. Tổng hợp và cân đối tiêu chuẩn giữa các chức danh nghề đầy đủ của viên chức theo 4 cấp trình độ bảo đảm tính hợp lý, tránh sai sót.
9. Tổ chức lấy ý kiến trong doanh nghiệp và hoàn thiện tiêu chuẩn.
IV. TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TIÊU CHUẨN.
1. Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn:
2. Để có căn cứ cân đối chung và làm cơ sở cho các doanh nghiệp xây dựng chức danh nghề đầy đủ và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư này "Bản tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ" gốc đối với các chức danh viên chức: cán sự, kỹ thuật viên; chuyên viên, kỹ sư, chuyên viên chính, kỹ sư chính; chuyên viên cao cấp, kỹ sư cao cấp.
3. Căn cứ vào Bản tiêu chuẩn gốc và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn hướng dẫn nêu trên, Giám đốc doanh nghiệp phải tổ chức việc xây dựng các chức danh nghề đầy đủ của viên chức và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ cho từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức để thi nâng ngạch, sắp xếp lại lao động, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức, thực hiện việc trả lương gắn với năng lực, trách nhiệm và công việc được giao.
Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các ngạch viên chức trong doanh nghiệp phải quy định cụ thể tiêu chuẩn gốc ban hành kèm theo Thông tư này phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp nhưng không được thấp hơn quy định của tiêu chuẩn gốc.
>>>>>>>> Tải bản đầy đủ của Thông tư 04/1998/TT-BLĐTBXH tại đây
Tham khảo thêm bài viết:
- Quyết định 28/QĐ-BNV ban hành kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của nhà nước
- Thông tư số 02/2007/TT-BNV hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức
Để được tư vấn chi tiết về Thông tư 04/1998/TT-BLĐTBXH, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.