• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT về thỉnh giảng, Phạm vi điều chỉnh, Mục đích hoạt động thỉnh giảng, Nguyên tắc thực hiện hoạt động thỉnh giảng

  • Tải Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT về thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục
  • Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT về thỉnh giảng
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT về thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH

Về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 44 /2011/TT-BGDĐT  ngày10 tháng10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
  1. Văn bản này quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: thỉnh giảng và các hoạt động thỉnh giảng khác, tiêu chuẩn của nhà giáo thỉnh giảng, hạn mức tiết dạy, giờ giảng dạy đối với nhà giáo thỉnh giảng (sau đây gọi là giờ thỉnh giảng), hợp đồng thỉnh giảng, trách nhiệm và quyền của nhà giáo thỉnh giảng, của cơ sở thỉnh giảng, của cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác.
  2. Văn bản này áp dụng đối với nhà giáo thỉnh giảng, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
  3. Văn bản này không áp dụng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy tại các cơ sở giáo dục Việt Nam; cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 2. Thỉnh giảng
  1. Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được quy định tại Điều 5 Quy định này đến:
  2. a) Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;
  3. b) Giảng dạy các chuyên đề;
  4. c) Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
  5. d) Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;
đ) Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.
  1. Các hoạt động quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này được tính, quy đổi thành giờ thỉnh giảng.
  2. Cơ sở giáo dục nói tại khoản 1 Điều này được gọi là cơ sở thỉnh giảng.
  3. Người thực hiện hoạt động nói tại khoản 1 Điều này tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên thỉnh giảng, tại cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên thỉnh giảng. Giáo viên thỉnh giảng, giảng viên thỉnh giảng gọi chung là nhà giáo thỉnh giảng.
Điều 3. Mục đích hoạt động thỉnh giảng  
  1. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thông qua việc thu hút nhà giáo, nhà khoa học trình độ cao tham gia hoạt động thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục.
  2. Góp phần tạo điều kiện để các nhà giáo cơ hữu của cơ sở giáo dục có thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thâm nhập thực tế, học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện hoạt động thỉnh giảng
  1. Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản về quan hệ dân sự đã được quy định tại Chương II Bộ luật Dân sự, nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự đã được quy định tại Điều 389 Bộ luật Dân sự, những quy định của pháp luật về lao động, những quy định về thỉnh giảng của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
  2. Đối với các cơ sở thỉnh giảng là cơ sở giáo dục công lập, tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.
  3. Đối với các cơ sở thỉnh giảng là cơ sở giáo dục khác, tuân thủ các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đã được quy định trong Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.
  4. Trong trường hợp hoạt động thỉnh giảng có sử dụng thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức làm việc.
Bạn có thể tải bản đầy đủ của thông tư 40/2011/TT-BGDĐT về thỉnh giảng theo đường link sau:      >>> Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT về thỉnh giảng Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:    Để được tư vấn vấn chi tiết về Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT về thỉnh giảng, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178