Theo quy định pháp luật đòi lại đất bị lấn chiếm có được không?
18:28 22/09/2017
đòi lại đất bị lấn chiếm có được không? gia đình tôi có mua mảnh đất của nhà ông bên cạnh diện tích 218 m2 và gia đình tôi có xây nhà nhưng [..]

Theo quy định pháp luật đòi lại đất bị lấn chiếm có được không?
Đòi lại đất bị lấn chiếm
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐÒI LẠI ĐẤT BỊ LẤN CHIẾM CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Câu hỏi của bạn:
Xin chào các anh chị luật sư. Tôi có vấn đề về đòi lại đất bị lấn chiếm mong được tư vấn như sau: Ngày 24 tháng 02 năm 1998 gia đình tôi có mua mảnh đất của nhà ông bên cạnh diện tích 218 m2 và gia đình tôi có xây nhà nhưng bớt lại khoảng hơn 1m để cho khỏi bị sạt lở xuống ao nhưng phần đất bớt lại đó giờ nhà họ đang xây nhà kiên cố trên diện tích đất đó của nhà tôi. Tôi có gọi chính quyền địa phương đến đo lại thì họ nói ở hồ sơ kỹ thuật thửa đất do Ủy ban nhân dân xã quản lý thì đất của nhà tôi đã xây hết rồi không còn mà nhà tôi vẫn giữ được giấy mua bán của hai gia đình năm 98 viết tay và có chữ ký và xác nhận của trưởng thôn năm đó nhưng không có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã.
Mảnh đất này đến năm 2001 thì được UBND huyện cấp bìa đỏ với diện tích là 218m2 nhưng đến năm 2004 thì hồ sơ kỹ thuật thửa đất lại ghi chỉ có 210 m2.
Vậy tôi xin hỏi luật sư nếu.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn về Theo quy định pháp luật đòi lại đất bị lấn chiếm có được không?, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về đòi lại đất bị lấn chiếm
1. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai khi muốn đòi lại đất bị lấn chiếm
Điều 202 Luật đất đai 2013, trình tự giải quyết tranh chấp đất đai có giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất của gia đình bạn như sau:
Bước 1: Gia đình bạn gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đến Ủy ban nhân dân cấp xã để hòa giải.
Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Bước 3: Hòa giải ở Ủy ban nhân dân cấp xã không thành, bố bạn nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp huyện theo luật tố tụng dân sự.
Theo quy định pháp luật, trình tự giải quyết tranh chấp đất đai bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã. Ủy ban nhân dân xã có vai trò như bên thứ ba, trung gian đứng ra giải quyết các tranh chấp về đất đai giữa các bên và lập biên bản hòa giải.
Như thông tin bạn trình bày, bạn mua mảnh đất của gia đình hàng xóm từ năm 1998 là 218 m2 đất, khi gia đình bạn xây nhà có để lại 1 m đất nhưng gia đình hàng xóm lại xây trên mảnh đất này và diện tích đất của bạn còn 210 m2 theo hồ sơ kỹ thuật thửa đất năm 2004. Hiện nay bạn muốn đòi lại phần diện tích còn thiếu này thì trước hết bạn phải nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai đến Ủy ban nhân dân xã để được giải quyết.
[caption id="attachment_52788" align="aligncenter" width="450"] đòi lại đất bị lấn chiếm[/caption]
2. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án khi muốn đòi lại đất bị lấn chiếm
Điều 203 luật đất đai năm 2013 quy định các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân là các tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy tờ về đất hoặc không có giấy tờ về đất nhưng lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân.
Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.
Bước 1: Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai.
- Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã và các biên bản khác có liên quan trong quá trình hòa giải.
- Hồ sơ địa chính, trích lục bản đồ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 1993 và các giấy tờ khác có liên quan xác minh quyền sử dụng đất.
Bước 2: Tòa án đã thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải. Đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.
Bước 3: đưa vụ án ra xét xử. Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định.
Khi các bên tranh chấp lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân cấp huyện thì các bên có tranh chấp phải đưa ra được những chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đất của mình. Như vậy, trong trường hợp của bạn, trước hết bạn phải được hòa giải tại ủy ban nhân dân cấp xã trước, sau khi có biên bản hòa giải không thành bạn có thể nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân huyện và gửi kèm theo những giấy tờ chứng minh như hợp đồng mua bán đất được xác lập năm 1998, sổ đỏ của gia đình bạn,....
Ngoài ra bạn có thể tham khảo:
- Giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật hiện hành
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ sở
Để được tư vấn chi tiết về Theo quy định pháp luật đòi lại đất bị lấn chiếm có được không quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.