Theo quy định pháp luật diện tích tách thửa ở Lào Cai là bao nhiêu?
16:23 16/08/2024
Diện tích tách thửa ở Lào Cai là bao nhiêu theo quy định mới nhất được quy định tại Quyết định 07/2022/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai, các trường hợp nào không được phép tách thửa đất tại tỉnh Lào Cai, đế được tách thửa đất thỉ cần phải đáp ứng những điều kiện gì của việc tách thửa đất
- Theo quy định pháp luật diện tích tách thửa ở Lào Cai là bao nhiêu?
- Diện tích tách thửa ở Lào Cai
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp: gia đình tôi có một thửa đất ở tại tỉnh Lào Cai, nay tôi muốn tách thửa đất này thành các thửa đất có diện tích nhỏ hơn để bán cho người khác thì có được không? Mỗi thửa cần bao nhiêu mét vuông mới có thể tách được? Mong Luật sư tư vấn giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về diện tích tách thửa ở Lào Cai, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về diện tích tách thửa ở Lào Cai như sau:
1. Diện tích tách thửa ở Lào Cai được quy định tại văn bản nào?
Diện tích tách thửa ở Lào Cai được hiểu là diện tích tối thiểu được tách thửa đối với các thửa đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Diện tích tối thiểu tách thửa đất được hiểu là diện tích nhỏ nhất được tách ra từ một thửa đất để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích này được UBND tỉnh quy định theo điều kiện thực tế của từng địa phương.
Hiện nay, tại tỉnh Lào Cai, diện tích tối thiểu tách thửa đất được quy định tại Quyết định 07/2022/QĐ-UBND do UBND tỉnh ban hành.
2. Diện tích tách thửa đối với đất ở tại Lào Cai
2.1 Đối với những nơi đã có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt hoặc khu vực thực hiện theo quy chế đô thị đã được phê duyệt.
Chỉ được phép tách thành các thửa đất ở mới từ thửa đất ở dang sử dụng khi thưa đất mới được hình thành có cạnh tiếp giáp mặt đường đã được hoàn chỉnh theo quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt, đồng thời đảm bảo đầy đủ diện tích và kích thước tối thiểu theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt hoặc quy chế đô thị đã được phê duyệt.
2.2 Đối với những nơi chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt, không nằm trong khu vực đã có quy chế đô thị được phê duyệt:
Thửa đất tách thửa phải có cạnh tiếp giáp mặt đường đi hiện hữu và đường đi đó không nằm trong diện tích đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được tách thửa khi thửa đất không có cạnh tiếp giáp với mặt đường. Chi được phép tách thửa đất ở đang sử dụng khi thửa đất mới hình thành có diện tích và kích thước tối thiểu như sau:
a) Đối với khu vực đô thị:
- Diện tích tối thiểu là 60,0 m2;
- Chiều mặt đường không được nhỏ hơn 3,5 mét;
- Chiều sâu thửa đất không được nhỏ hơn 10,0 mét.
b) Đối với khu vực nông thôn có các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã:
- Diện tích tối thiểu được phép tách thành một thửa đất ở mới từ các thửa đất đang sử dụng là 80,0 m2;
- Chiều mặt đường không được nhỏ hơn 4,0 mét;
- Chiều sâu thửa đất không được nhỏ hơn 15,0 mét.
c) Đối với các khu vực nông thôn khác còn lại:
- Diện tích tối thiểu được phép tách thành một thửa đất ở mới từ các thửa đất đang sử dụng là 150,0 m2;
- Chiều mặt đường không được nhỏ hơn 8.0 mét;
- Chiều sâu thửa đất không được nhỏ hơn 15,0 mét.
3. Diện tích tách thửa đối với đất nông nghiệp tại Lào Cai
3.1 Tách thửa đất nông nghiệp đang sử dụng thành các thửa đất nông nghiệp mới:
Thửa đất tách thửa phải có cạnh tiếp giáp mặt đường đi hiện hữu và đường đi đó không nằm trong diện tích đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được tách thửa khi thửa đất không có cạnh tiếp giáp với mặt đường. Các thửa đất nông nghiệp hình thành sau khi tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu như sau:
- Đối với phường, thị trấn:
- 180,0 m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản;
- 360,0 m2 đối với đất trồng cây lâu năm; 1.500,0 m2 đối với đất lâm nghiệp;
- Đối với các xã:
- 360,0 m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản;
- 720,0 m2 đối với đất trồng cây lâu năm; 3.000,0 m2 đối với đất lâm nghiệp.
3.2 Tách thửa đất nông nghiệp đang sử dụng thành các thửa đất mới để chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, đất phi nông nghiệp khác chỉ được thực hiện khi mục đích sử dụng của thửa đất mới tách phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất (đất ở, đất phi nông nghiệp khác) và quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời phải đáp ứng điều kiện sau:
a) Đối với đất nông nghiệp tách thửa để chuyển mục đích sử dụng sang đất ở:
- Tại khu vực nông thôn (trừ khu vực nằm trong ranh giới quy hoạch chung xây dựng phát triển đó thị được phê duyệt): Thửa đất thứ nhất phải đảm bảo đủ điều kiện về diện tích tối thiểu và kích thước quy định tại mục 2 nêu trên. Từ thửa đất thứ hai phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định tại mục 2 nêu trên; trường hợp thửa đất còn lại sau khi tách thửa không đủ điều kiện được phép tách thửa thì người sử dụng đất phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với cả thửa đất ban đầu (nếu có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất);
- Tại khu vực phường, thị trấn, khu vực thuộc ranh giới quy hoạch chưng xây dựng phát triển đô thị: Các thửa đất sau khi tách thửa phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định tại mục 2 nêu trên. Trường hợp thửa đất còn lại sau khi tách thửa không đủ điều kiện được phép tách thửa thì người sử dụng đất phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với cả thửa đất ban đầu (nếu có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất);
b) Đối với đất nông nghiệp tách thửa để chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp khác không phải là đất ở: Diện tích tối thiểu được phép tách thành một thửa đất nông nghiệp mới từ các thửa đất đang sử dụng để chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp khác không phải là đất ở thực hiện theo dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với tổ chức; phương án sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định đối với hộ gia đình, cá nhân.
3.3 Tách thửa đất nông nghiệp là đất trồng cây lâu năm đồng thời với tách thửa đất ở; tách thửa đất nông nghiệp là đất trồng cây lâu năm trong cùng thửa đất có nhà ở đồng thời với tách thửa, hợp thửa đất ở trên cơ sở diện tích thực tế đang sử dụng, phải đảm bảo diện tích tối thiểu quy định tại mục 3.1.
4. Câu hỏi thường gặp về diện tích tách thửa ở Lào Cai:
Câu hỏi 1: Điều kiện tách thửa đất tại Lào Cai là gì?
Điều kiện tách thửa đất:
- Thửa đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thửa đất đang trong thời hạn sử dụng đất, không có tranh chấp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
- Thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải đáp ứng điều kiện về diện tích, kích thước tối thiểu theo quy định của UBND tỉnh;
- Thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải tiếp giáp với đường giao thông.
Câu hỏi 2: Các trường hợp không được tách thửa đất tại Lào Cai
- Thửa đất bị thu hồi theo quy định của Luật Đất đai;
- Thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 19 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ;
- Thửa đất đang có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; thửa đất có tài sản gắn liền với đất, đang bị các cơ quan có thẩm quyền kê biên tài sản để thực hiện bản án có hiệu lực của tòa án;
- Thửa đất có công trình xây dựng kiên cố mà việc tách thửa có ranh giới làm phá vỡ kết cấu công trình xây dựng.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo:
- Điều kiện được tách thửa đất theo quy định hiện hành
- Theo quy định pháp luật diện tích tách thửa ở Lào Cai là bao nhiêu?
Hỗ trợ về nội dung bài viết.
Nếu bạn còn những thắc mắc chưa hiểu hết về bài viết, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, giải đáp những câu hỏi của bạn.
Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
+ Tư vấn miễn phí qua tổng đài gọi: 19006500
+ Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
+ Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng của quý khách dành cho chúng tôi