Diện tích tách thửa ở An Giang theo quy định mới nhất 2023
10:23 07/03/2023
Diện tích tách thửa ở An Giang theo quy định 2023 được quy định tại Quyết định 08/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh An Giang
- Diện tích tách thửa ở An Giang theo quy định mới nhất 2023
- Diện tích tách thửa ở An Giang
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: tôi có một mảnh đất ở tỉnh An Giang và muốn tách thửa đất đó để chuyển nhượng một phần. Luật sư cho tôi hỏi theo quy định năm 2023 muốn tách thửa đất tại An Giang cần điều kiện gì? Mong Luật sư tư vấn giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về diện tích tách thửa ở An Giang, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về diện tích tách thửa ở An Giang như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Luật đất đai 2013;
- Quyết định 08/2020/QĐ-UBND quy định về các định mức sử dụng đất trên địa bàn tỉnh An Giang;
1. Diện tích tách thửa ở An Giang là bao nhiêu?
Diện tích tách thửa ở An Giang hiện được quy định tại Quyết định 08/2020/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành và có hiệu lực từ ngày 09/03/2020.
Cụ thể, diện tích tách thửa ở An giang được quy định với từng loại đất như sau:
1.1 Diện tích tách thửa đối với đất nông nghiệp:
- Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi thủy sản, đất trồng cây lâu năm: 500 m2.
- Đất lâm nghiệp: 3.000 m2.
1.2 Diện tích tách thửa đối với đất ở:
Thứ nhất, điều kiện về diện tích:
- Tại các phường: 35 m2.
- Tại các thị trấn: 40 m2.
- Tại các xã: 45 m2.
Thứ hai, điều kiện về kích thước: Các thửa đất sau khi tách ra phải có ít nhất một cạnh tiếp giáp đường giao thông hiện hữu và có kích thước của cạnh tiếp giáp như sau:
- Tiếp giáp với đường loại 1, 2, 3 và 4 (theo phân loại đường phố) hoặc các đường quốc lộ, tỉnh lộ thì kích thước cạnh tối thiểu phải bằng 4 mét;
- Tiếp giáp với các loại đường còn lại thì kích thước cạnh tối thiểu phải bằng 2 mét.
1.3 Diện tích tách thửa đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở
- Trường hợp tách thửa để đầu tư dự án thì diện tích tách thửa theo Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Phương án đầu tư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận;
- Trường hợp tách thửa không để đầu tư dự án thì diện tích được phép tách thửa theo quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy hoạch điểm dân cư nông thôn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các trường hợp không áp dụng diện tích tách thửa ở An Giang
Các trường hợp không áp dụng diện tích tách thửa được xem là các trường hợp đặc biệt, đối với các trường hợp này các thửa đất hình thành sau khi tách thửa có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được quy định tại mục 1 nêu trên thì vẫn được phép tách thửa.
Tại Điều 6 Quyết định 08/2020/QĐ-UBND quy định có 4 trường hợp đó là:
- Tách thửa do Nhà nước thu hồi đất.
- Tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân thỏa thuận bồi thường, nhận chuyển nhượng đất để:
-
- Thực hiện dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cho chủ trương thực hiện;
- Sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân thuộc diện chính sách.
- Tách thửa để hiến, tặng cho Nhà nước thực hiện các dự án, công trình phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Các trường hợp tách thửa đặc biệt trên địa bàn tỉnh An Giang
Điều 7 Quyết định 08/2020/QĐ-UBND quy định 10 trường hợp sau đây là trường hợp đặc biệt khi tách thửa đất:
Trường hợp 1:
Trường hợp tách thửa đất nông nghiệp để chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp thì chỉ áp dụng điều kiện tách thửa đối với phần diện tích chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, không áp dụng cho phần diện tích đất nông nghiệp.
Trường hợp 2:
Đối với đất nông nghiệp gắn liền với đất ở (đất ở + đất trồng cây lâu năm, đất ở + đất trồng cây lâu năm khác, đất ở + đất ao,...) thì khi tách thửa phần diện tích đất ở phải đảm bảo điều kiện tách thửa tại Điểm a và b, Khoản 2, Điều 5 Quy định này, phần đất nông nghiệp tách theo đất ở không áp dụng điều kiện tách thửa.
Trường hợp 3:
Đối với thửa đất ở đã xây dựng nhà ở ổn định xin tách phần diện tích đất ở đã có nhà ở và phần diện tích đất trống thành hai thửa riêng biệt thì phần diện tích đất trống phải đảm bảo điều kiện tách thửa tại Điểm a và b, Khoản 2 Điều 5 Quy định này.
Trường hợp 4:
Đối với thửa đất ở đã xây dựng nhiều nhà ở xin tách riêng từng phần diện tích đất ở đã có nhà ở thì được tách thửa theo diện tích nhà ở.
Trường hợp 5:
Trường hợp tách thửa để giải quyết tranh chấp đất đai, thi hành án dân sự mà trên thửa đất đó có phần diện tích đất có mồ mả, từ đường, nhà thờ họ... để lại cho chủ sử dụng đất, mà phần diện tích đất này nhỏ hơn diện tích tối thiểu tại Điều 5 của Quy định này thì vẫn được tách thửa.
Trường hợp 6:
Trường hợp thửa đất xin tách thửa không tiếp giáp đường giao thông mà tiếp giáp với thửa đất khác là đất ở, đất phi nông nghiệp tiếp giáp trực tiếp với đường giao thông thì được phép tách thửa khi thỏa các điều kiện sau:
- Có văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất liền kề đang tiếp giáp với đường giao thông về việc cho đi nhờ trên đất được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và có đăng ký về quyền sử dụng hạn chế đối với phần đất cho đi nhờ này theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai.
- Phần diện tích đi nhờ này đã được cải tạo thành đường giao thông, đảm bảo cho việc đi lại, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường.
Trường hợp 7:
Trường hợp tách thửa đất thành thửa có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa tại Điều 5 của Quy định này đồng thời với việc xin hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa.
Trường hợp 8:
Trường hợp thửa đất đã cho phép chuyển mục đích sang đất ở mà đã cắt trừ phần diện tích đất nông nghiệp thuộc hành lang lộ giới, hành lang sông rạch không cho chuyển mục đích, nếu phần diện tích đất ở đã cho phép chuyển mục đích đủ điều kiện tách thửa theo Quy định này thì phần diện tích đất nông nghiệp thuộc hành lang lộ giới, hành lang sông rạch được phép tách thửa theo thửa đất ở.
Trường hợp 9:
Thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa đã hình thành từ trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì được cấp giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện cấp giấy theo quy định của pháp luật đất đai.
Không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp tự ý tách thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định tại Quyết định này.
Trường hợp 10:
Đối với các thửa đất xin tách thửa chưa phù hợp với các điều kiện theo Điều 5 Quy định này nhưng do vị trí, hình thể đặc biệt và việc xin tách thửa phù hợp với tình hình sử dụng đất, tập quán sản xuất tại từng khu vực, đảm bảo hạ tầng đồng bộ sử dụng đất hiệu quả Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét từng trường hợp cụ thể, có ý kiến bằng văn bản để địa phương và các đơn vị có liên quan thực hiện.
>>> Để được tư vấn thêm các quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục tách thửa đất tại An Giang gọi 19006500
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về diện tích tách thửa đất ở An Giang:
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về diện tích tách thửa đất ở An Giang và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về diện tích tách thửa đất ở An Giang và các vấn đề có liên quan về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.