• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thẩm quyền quyết định phương án đấu giá quyền sử dụng đất tại Hà Nội được quy định tại Quyết định 04/2017/QĐ-UBND

  • Thẩm quyền quyết định phương án đấu giá quyền sử dụng đất tại Hà Nội
  • quyết định phương án đấu giá quyền sử dụng đất
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Đấu giá quyền sử dụng đất là phương thức huy động vốn để tối đa nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời phương thức đấu giá còn tạo ra cơ hội bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa những người cùng tham gia phương thức đấu giá. Vậy cơ quan nào sẽ có thẩm quyền quyết định phương án đấu giá quyền sử dụng đất, cụ thể là ở thành phố Hà Nội?

1. Đấu giá quyền sử dụng đất là gì?

     Đấu giá quyền sử dụng đất là phương thức phân phối đất đai đặc biệt của Nhà nước. Khác với giao đất theo cách thức thông thường, với hình thức đấu giá, các chủ thể có nhu cầu sử dụng đất phải tham gia đấu giá công khai với những người khác và người nào trả giá cao nhất là người được nhận quyền sử dụng đất. 

2. Những trường hợp cần đấu giá quyền sử dụng đất

     Căn cứ khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai 2013, Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong những trường hợp sau:

  • Giao đất ở tại đô thị, tại nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân.
  • Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặc cho thuê mua.
  • Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê.
  • Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
  • Sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất thương mại - dịch vụ.
  • Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích công ích (đất 5%) để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
  • Giao đất, cho thuê đất đối với đất được Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của Nhà nước.
  • Giao đất, cho thuê đất đối với những trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

     Lưu ý: Trường hợp đất đưa ra đấu giá mà không có người tham gia hoặc chỉ có 01 người đăng ký tham gia đấu giá hoặc đấu giá ít nhất là 02 lần nhưng không thành thì Nhà nước sẽ giao đất, cho thuê đất mà không phải đấu giá. quyết định phương án đấu giá quyền sử dụng đất

3. Thẩm quyền quyết định phương án đấu giá quyền sử dụng đất tại Hà Nội

     Căn cứ tại Khoản 1 Điều 6 trong Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP có quy định rằng:

1. Căn cứ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt và đề xuất của các đơn vị về việc đấu giá quỹ đất hiện có, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các đơn vị đang được giao quản lý quỹ đất quy định tại Điều 4 của Thông tư này lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

     Tại điều 1 sửa đổi bổ sung một số điều của bản Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 27/2020/QĐ-UBND, có sửa đổi về lập và phê duyệt phương án đấu giá, quyết định đấu giá quyền sử dụng đất như sau:

1. Nội dung lập và phê duyệt phương án đấu giá, quyết định đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Điều 6, 7 và 8 Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP ngày 04/4/2015 của Liên Bộ: Tài nguyên và Môi trường - Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định phê duyệt phương án đấu giá đồng thời với quyết định đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật Đất đai. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã quyết định phê duyệt phương án đấu giá đồng thời với quyết định đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại Khoản 2, 3 Điều 59 Luật Đất đai.
3. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt phương án đấu giá, quyết định đấu giá quyền sử dụng đất quy định tại Khoản 2 Điều này.

     Như vậy, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội sẽ là cơ quan có thẩm quyền quyết định thông qua phương án đấu giá quyền sử dụng đất trong các trường hợp: 

  • Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức
  • Giao đất với cơ sở tôn giáo
  • Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật đất đai
  • Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 điều 56 của Luật này
  • Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao

     Và Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội có thẩm quyền quyết định phương án đấu giá quyền sử dụng đất trong các trường hợp:

  • Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định
  • Giao đất đối với cộng đồng dân cư

4. Hỏi đáp về thẩm quyền quyết định phương án đấu giá quyền sử dụng đất tại Hà Nội

Câu hỏi 1. Đối tượng được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất là những ai?

     Điều 119 Luật đất đai 2013 có quy định rằng tổ chức và cá nhân được phép tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, miễn là phải đáp ứng hai điều kiện:

  • Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại điều 55 và 56 của Luật đất đai 2013
  • Phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư theo Điều 58 Luật đất đai 2013 đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư

Câu hỏi 2. Thời hạn xét duyệt hồ sơ đăng ký đấu giá?

     Theo quy định tại khoản 2 Điều 38, khoản 2 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản thì "tổ chức đấu giá tài sản bán hồ sơ tham gia đấu giá, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá trong giờ hành chính, liên tục kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 2 ngày"; "thu tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong thời hạn 3 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác nhưng phải trước ngày mở cuộc đấu giá".

     Như vậy, việc xét duyệt hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá được tổ chức đấu giá tài sản thực hiện trước khi mở cuộc đấu giá.

Câu hỏi 3. Trường hợp nào thì không đấu giá quyền sử dụng đất?

     Các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất được quy định tại Khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai 2013, một vài trường hợp có thể kể đến như:

  • Giao đất không thu tiền sử dụng đất;
  • Sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định tại Điều 110 của Luật Đất đai.
  • Sử dụng đất quy định tại các điểm b, g khoản 1 và khoản 2 Điều 56 của Luật Đất đai
  • ...

Bài viết có liên quan:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178