• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tham gia BHXH trùng ở hai doanh nghiệp thì xử lý như thế nào, quy định của pháp luật về người lao động tham gia BHXH trùng ở hai doanh nghiệp

  • Tham gia BHXH trùng ở hai doanh nghiệp thì xử lý như thế nào
  • tham gia BHXH trùng ở hai doanh nghiệp
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Tham gia BHXH trùng ở hai doanh nghiệp

Câu hỏi của bạn: 

     Nhờ văn phòng tư vấn cho tôi về quá trình tham gia BHXH trùng một số sổ ở 2 công ty với nội dung như sau: 
     Từ tháng 01.2016 đến tháng 11.2016 tôi làm việc ở công ty A, trong quãng thời gian này tôi xin nghỉ không lương từ tháng 06.2016 đến tháng 11.2016. Thời gian nghỉ không tham gia BHXH này được ghi nhận trên hệ thống BHXH Việt Nam. Nhưng 10.2016 tôi xin làm cho công ty B và được tham gia BHXH từ đó. Vậy quãng thời gian bị trùng là 10 và tháng 11.2016. Công ty B bảo tôi về công ty A để điều chỉnh giảm quãng thời gian trùng đó, công ty A bảo không làm sai nên không hỗ trợ điều chỉnh.... theo tôi được biết thì Công ty B sẽ phải điều chỉnh thoái trùng đó. Vậy kinh mong văn phòng luật tư vấn giúp tôi về cách giải quyết vấn đề đó. Chân thành cảm ở và mong được sự giúp đỡ tư vấn từ văn phòng luật.

Câu trả lời của Luật sư:

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tham gia BHXH trùng ở hai doanh nghiệp cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về tham gia BHXH trùng ở hai doanh nghiệp

     1. Quy định của pháp luật về người lao động tham gia BHXH trùng ở hai doanh nghiệp

     Người lao động tham gia BHXH trùng ở hai doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục giảm trùng được quy định tại khoản 6 Mục I Công văn số: 3663/BHXH-THU như sau:

     " NLĐ có quá trình tham gia BHXH trùng nhau thì phải giảm quá trình trùng tương ứng, kể cả sổ có thời gian chưa hưởng chế độ mà trùng với sổ có thời gian đã hưởng trợ cấp 1 lần, trợ cấp thất nghiệp cũng phải giảm trùng đến tháng liền kề của sổ đã hưởng trước đó, khi giảm trùng thì phải thu hồi số tiền trợ cấp BHXH đã hưởng (nếu có).”

     Theo quy định của điều luật trên thì khi người lao động có quá trình tham gia BHXH trùng ở hai doanh nghiệp thì phải giảm quá trình trùng tương ứng. Tuy nhiên trường hợp của chị là chị nghỉ không hưởng lương tại công ty A từ tháng 6/2016 đến tháng 11/2016, do đó trong thời gian này công ty A sẽ không tham gia bảo hiểm xã hội cho chị theo Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH:" Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH."

     Như vậy nếu chị sử dụng một sổ bảo hiểm xã hội thì chị không phải thực hiện thủ tục giảm trùng vì chị không tham gia BHXH trùng ở hai doanh nghiệp. [caption id="attachment_93431" align="aligncenter" width="451"]tham gia BHXH trùng ở hai doanh nghiệp tham gia BHXH trùng ở hai doanh nghiệp[/caption]

     2. Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật

     Nếu khi chị làm việc tại công ty B mà công ty B cấp cho chị một sổ bảo hiểm xã hội mới thì trong trường hợp này chị cần làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội chứ không phải là thủ tục giảm trùng. Để gộp sổ bảo hiểm xã hội, chị cần chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

     - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

     - Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).

     - Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

     Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như trên thì chị sẽ nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện. Và thời hạn cấp lại sổ bảo hiểm xã hội sau khi có yêu cầu gộp sổ bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ căn cứ theo Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

     " 2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết."

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về tham gia BHXH trùng ở hai doanh nghiệp quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178