Tạm dừng phân lô tách thửa đất tại Hà Nội
11:57 22/10/2022
Sở TN&MT Hà Nội ban hành công văn về việc tạm dừng phân lô tách thửa đối với đất nông nghiệp tại quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội.
- Tạm dừng phân lô tách thửa đất tại Hà Nội
- Tạm dừng phân lô tách thửa đất tại Hà Nội
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tạm dừng phân lô tách thửa đất tại Hà Nội
Một số địa phương, người dân, doanh nghiệp hay các phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh về việc phân lô tách thửa đất để xây dựng hạ tầng đường giao thông, vi phạm pháp luật đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn một số quận, huyện, thị xã tại Hà Nội.
Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã ban hành Công văn số 1685/STNMT-ĐKTKĐĐ gửi đến UBND các quận, huyện, thị xã và Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội về việc đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước trong thực hiện thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất.
1. Phân lô tách thửa đất là gì?
Phân lô tách thửa là hình thức chia ra thành nhiều lô đất có diện tích nhỏ khác nhau từ một lô đất có diện tích lớn, tùy thuộc vào mục đích của người làm thủ tục tách thửa sẽ tách thửa theo diện tích khác nhau nhưng phải đáp ứng được quy định về tách thửa của pháp luật.
Tùy thuộc vào tình hình cụ thể từng địa phương sẽ có những quy định cụ thể về điều kiện về diện tích tối thiểu, đường xá, hạ tầng… để được phân lô tách thửa khác nhau. Vì vậy để xem xét có đủ điều kiện để tách thửa hay không, các bạn nên tìm hiểu các quyết định của UBND tỉnh nơi đất cần tách thửa.
2. Tạm dừng phân lô tách thửa đất nông nghiệp tại Hà Nội
Theo công văn số 1685/STNMT-ĐKTKĐĐ thì Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã và Văn phòng đăng ký đất đai tại Hà Nội kết hợp thực hiện kiểm tra, rà soát, báo cáo về việc phân lô, tách thửa, san hạ đất để xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/01/2022 đối với các thửa đất có diện tích lớn hơn 500 m2 (gồm: thửa đất nông nghiệp; thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất), báo cáo về các khó khăn, vướng mặc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất, hợp thửa đất,...
Sở yêu cầu các địa phương tạm dừng việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất đối với thửa đất nông nghiệp; thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất; thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở. Thời gian tạm dừng cho đến khi UBND TP. Hà Nội thông báo quy định cụ thể.
Chỉ tiết tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất, hợp thửa đất đối với thửa đất ở (toàn bộ diện tích thửa đất là đất ở) đảm bảo điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
Về hồ sơ, trình tự, thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất thực hiện theo quy định tại Điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Khoản 49 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ; điểm 11 Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ TN&MT.
3. Các trường hợp đất nông nghiệp vẫn được phân lô tách thửa đất tại Hà Nội
Theo Công văn, Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã không thực hiện việc tạm dừng tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất đối với thửa đất nông nghiệp; thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất; thửa đất phi nông nghiệp trừ các trường hợp sau:
- Tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất;
- Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tự nguyện trả lại đất cho nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho quyền sử dụng đất để làm nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà cho hộ nghèo, nhà cho người có công với cách mạng... Các thửa đất sau khi chia tách đảm bảo các điều kiện tương tự quy định tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 của UBND Thành phố;
- Tách thửa đất để phân chia thửa đất theo quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai; quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; xử lý nợ theo hợp đồng thế chấp, bảo lãnh;
- Tách thửa đất do chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để thực hiện dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Các thửa đất do nhà nước tách thửa để giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận đầu tư;
- Các trường hợp bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; phân chia tài sản thừa kế, ly hôn theo quy định của pháp luật.
4. Hỏi đáp về tạm dừng phân lô tách thửa đất tại Hà Nội
Câu hỏi 1: Diện tích tối thiểu được tách thửa đất ở tại Hà Nội là bao nhiêu?
Hiện việc tách thửa ở Hà Nội áp dụng theo Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 1/6/2017 của UBND TP Hà Nội. Theo đó, các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3 mét trở lên và diện tích thửa đất được hình thành từ việc tách không nhỏ hơn 30m2 đối với các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mức giao đất ở mới (tối thiểu) với các địa bàn còn lại.
Câu hỏi 2: Điều kiện tách thửa đất nông nghiệp tại Hà Nội?
Đất nông nghiệp cũng phải đảm bảo các điều kiện để được phép tách thửa theo quy định của pháp luật đất đai, cụ thể như sau:
Một là, đáp ứng các điều kiện chung để được phép tách thửa đất để bán/chuyển nhượng…theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013
Các điều kiện chung về việc tách thửa đất ruộng cụ thể như sau:
- Thửa đất ruộng đã được cấp sổ hồng/sổ đỏ/Giấy chứng nhận;
- Thửa đất ruộng còn trong thời hạn sử dụng đất tại thời điểm đề nghị tách thửa;
- Tại thời điểm đề nghị tách thửa, thửa đất ruộng không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án (thi hành các bản án/quyết định của Tòa án, của Hội đồng trọng tài…);
Hai là, đảm bảo các quy định riêng biệt về điều kiện tách thửa của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về tạm dừng phân lô tách thửa đất tại Hà Nội
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về tạm dừng phân lô tách thửa đất tại Hà Nội mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn. Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên Lê Hằng