Tải Bộ luật lao động 2020
15:18 18/11/2019
Bộ luật lao động 2020 theo quy định của pháp luật. Bộ luật lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, ...
- Tải Bộ luật lao động 2020
- luật lao động 2020
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
LUẬT LAO ĐỘNG 2020
Bộ luật lao động 2012 là bộ luật đã được Quốc Hội chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1 tháng 5 năm 2013. Đến nay chưa có văn bản luật khác thay thế Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 này. Về cơ bản Bộ luật lao động 2012 có một số điểm mới quan trọng như sau:
Thứ nhất về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất:
Về kỷ luật lao động, Bộ luật lao động bổ sung nghĩa vụ của người lao động trong việc đảm bảo bí mật sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; bổ sung quy định người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động; hồ sơ nội quy lao động phải đăng ký tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và bản nội quy lao động có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày cơ quan lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký.
Về kỷ luật lao động, Bộ luật lao động bỏ hình thức xử lý kỷ luật chuyển đi làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời gian tối đa không quá 6 tháng; quy định hình thức xử phạt kỷ luật lao động nặng nhất là sa thải và bổ sung thêm các hành vi khi người lao động vi phạm sẽ bị sa thải là: đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động hoặc hành vi đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động. Ngoài ra, Bộ luật lao động đã làm rõ khái niệm tái phạm, theo đó “Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật” (Đoạn 2, Khoản 2, Điều 126) và bổ sung quy định cấm người sử dụng lao động khi xử lý vi phạm kỷ luật lao động thực hiện các hành vi: xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động; dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động…
Thứ hai, về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Bộ luật lao động thống nhất một mốc chung để áp dụng trong cả nước về giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau (Điều 105). Đồng thời, Bộ luật lao động cũng bổ sung quyền của người sử dụng lao động trong việc quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần để người sử dụng lao động chủ động xây dựng kế hoạch bố trí lao động phù hợp với ngành nghề cụ thể nhằm đạt năng suất cao và những trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ như: Thực hiện lệnh động viên, huy động đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa (Điều 107).
- Về nghỉ trong giờ làm việc, Bộ luật lao động bổ sung trường hợp những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định mà thời giờ làm việc không quá 6 giờ trong một ngày thì thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất là 30 phút và tính vào giờ làm việc; bổ sung thêm 01 ngày nghỉ tết âm lịch từ 4 ngày lên 5 ngày, nâng tổng số ngày nghỉ lễ, tết trong một năm là 10 ngày và quy định mở rộng các trường hợp được nghỉ không hưởng lương của người lao động như: khi ông, bà nội ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn (Mục 3).
Thứ ba, về quy định đối với lao động nữ
Người sử dụng lao động đối với lao động nữ phải thực hiện các nguyên tắc bình đẳng giới không những trong tuyển dụng, sử dụng mà còn trong đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
- Người lao động nữ được bổ sung các quyền như: được nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội trước và sau khi sinh con là 06 tháng và cho phép lao động nữ có thể nghỉ trước sinh với thời gian không quá 2 tháng; có quyền đi làm việc sớm mà điều này không có hại cho sức khỏe của họ; lao động nữ sau khi sinh trong trường hợp không có việc làm cũ, thì họ vẫn được người sử dụng lao động bố trí việc làm khác với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản và một số trường hợp lao động nữ được hưởng trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm hoặc thực hiện các biện pháp khác như nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý... nhằm phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội...
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 10/2012/QH13 |
Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2012 |
BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Bộ luật lao động. Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Bộ luật lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này. 2. Người sử dụng lao động. 3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. 2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 3. Tập thể lao động là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động. 4. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở. 5. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. 6. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. 7. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. 8. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác. 9. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. 10. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ. ........................ Để xem Bộ luật lao động 2012 bạn có thể tham khảo tại đường link dưới đây:
>>> Tải Bộ luật lao động 2012Tham khảo thêm bài viết: Để được tư vấn chi tiết về luật lao động 2020, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. Chuyên viên: Hoài Thương