• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xử lý kỷ luật lao động,Công ty S phải làm thế nào để bảo đảm việc áp dụng kỷ luật sa thải đối với người lao động theo đúng qui định của pháp luật?

  • Quy định về xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải
  • Xử lý kỷ luật lao động
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Xử lý kỷ luật lao động

Câu hỏi của bạn

     Ngày 20/02/2014, Công ty Cổ phần S ra quyết định sa thải đối với ông Nguyễn Đ. Bởi cho rằng “không nhận được thông báo của Công ty” nên ông không tham dự phiên họp xử lý kỷ luật. Nhưng Công ty vẫn tiến hành cuộc họp vắng mặt ông và ra quyết định sa thải đối với ông. Khi nhận được quyết định sa thải, ông không đồng ý và đã làm đơn khởi kiện Công ty S.
     a. Việc Công ty S ra quyết định sa thải đối với ông Đ như trong tình huống đã nêu có phù hợp với quy định của pháp luật lao động hiện hành không? Vì sao?
     b. Công ty S phải làm thế nào để bảo đảm việc áp dụng kỷ luật sa thải đối với người lao động theo đúng qui định của pháp luật?

Kiến thức của luật sư

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email – Luật Toàn quốc. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

     Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật lao động 2012
  • Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Nội dung tư vấn về xử lý kỷ luật lao động:

     1. Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động

     Theo Điều 123 Bộ luật lao động 2012 quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động thì:

     "1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

     a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

     b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

     c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

     d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản".

     Theo đó, khi tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động người lao động phải có mặt. Trong trường hợp này, Công ty S vẫn tiến hành cuộc họp vắng mặt ông Đ và ra quyết định sa thải ông là sai. [caption id="attachment_84119" align="aligncenter" width="380"] Xử lý kỷ luật lao động[/caption]

     2. Trình tự xử lý kỷ luật lao động

     Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì:

     "2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự... Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động."

     Như vậy, công ty S tiến hành xử lý kỷ luật lao động hợp pháp khi: Tại cuộc họp xử lý kỷ luật lần đầu mà người lao động vắng mặt thì không tiến hành họp mà thông báo lần 2. Tương tự nếu lần 2 mà người lao động vẫn vắng mặt thì thông báo lần 3. Trường hợp người sử dụng đã 3 lần thông báo bằng văn bản mà người lao động không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang thuộc đối tượng không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động quy định tại khoản 4 Điều 123 Bộ luật lao động 2012.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về xử lý kỷ luật lao động quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178