• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định về thời gian làm việc mới nhất là như thế nào. Nếu đã thỏa thuận với công ty ngày nghỉ nhưng công ty yêu cầu đi làm thì có phải đi làm không

  • Quy định về thời gian làm việc mới nhất
  • Quy định về thời gian làm việc 
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

   Quy định về thời gian làm việc 

Câu hỏi của bạn về quy định về thời gian làm việc 

      Xin luật sư cho biết. Trong luật lao động, khi người lao động làm đơn xin nghỉ phép mà có rơi vào thứ 7 và chủ nhật thì có bị làm bù lại thứ 7 và chủ nhật tuần sau không ạ. Trong khi đó công ty quy định người lao động 1 tuần được chấm công thứ 7 và tuần nghỉ thứ 7, còn chủ nhật mặc định là nghỉ. Nhưng trên thực tế người lao động chỉ nghỉ được thứ hay chủ nhật thôi. Vậy bên sử dụng lao động có sai không ạ?

Câu trả lời của luật sư về quy định về thời gian làm việc

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần, chúng tôi xin đưa ra quan điểm về quy định về thời gian làm việc

1. Cơ sở pháp lý về quy định về thời gian làm việc

2. Nội dung tư vấn về quy định về thời gian làm việc

     Theo yêu cầu tư vấn bạn muốn biết bạn ký hợp đồng với công ty và có thỏa thuận có tuần làm thứ 7 và tuần nghỉ thứ 7 còn chủ nhật mặc định nghỉ. Tuy nhiên trên thực tế công ty lại chỉ cho phép nghỉ thứ 7 hoặc chủ nhật. Bạn muốn biết nếu công ty làm như vậy thì có đúng không và nếu bạn nghỉ vào thứ 7, chủ nhật có phải đi làm bù hay không. Đối với yêu cầu tư vấn này chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 2.1. Quy định về thời giờ làm việc      Theo quy định của pháp luật thì các bên được thỏa thuận với nhau về thời giờ làm việc bình thường và đảm bảo không quá mức thời giờ tối đa mà pháp luật quy định. Cụ thể tại điều 104 Bộ luật Lao động thì thời giờ làm việc bình thường được quy định như sau:
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần . Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
     Như vậy nếu bạn và công ty đã có thỏa thuận với nhau về thời giờ làm việc cụ thể là tất cả các chủ nhật đều nghỉ và thứ 7 có tuần nghỉ tuần làm và thời gian làm việc không quá thời giờ pháp luật quy định trên thì nếu bạn làm thêm nữa sẽ được tính là làm thêm giờ và hưởng thêm chế độ làm thêm giờ theo quy định của pháp luật. 2.2. Quy định về nghỉ hằng tuần      Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn và công ty đã thỏa thuận với nhau về thời giờ làm việc. Cụ thể là chủ nhật tất cả các tuần sẽ được nghỉ, còn thứ 7 sẽ nghỉ xen kẽ, tuần này làm thì tuần sau sẽ nghỉ. Như vậy nếu bạn nghỉ việc vào thứ 7, chủ nhật đúng với thứ 7 tuần bạn được nghỉ thì bạn không phải làm bù vào tuần tiếp theo. Còn nếu bạn nghỉ việc vào ngày bạn có lịch làm việc thì theo quy định của công ty về việc làm bù hoặc bạn sẽ bị trừ lương ngày bạn không đi làm.       KẾT LUẬN: Bạn và công ty có thỏa thuận với nhau về thời gian làm việc là nghỉ chủ nhật hàng tuần còn thứ 7 sẽ nghỉ xen kẽ theo tuần. Như vậy hai bên thực hiện theo đúng với thỏa thuận đã ký kết. Còn nếu làm ngoài thời gian thỏa thuận sẽ tính là thời gian làm thêm giờ và hưởng chế độ làm thêm giờ theo quy định của pháp luật. Đồng thời nếu ngày ban nghỉ là ngày nghỉ theo tuần thì bạn sẽ không bị làm bù hay bị trừ lương. Còn nếu nghỉ vào ngày đi làm sẽ áp dụng theo quy định tại công ty.       Bạn có thể tham khảo bài viết sau:      Để được tư vấn chi tiết về quy định về thời gian làm việc quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.                                                                                                                                   Chuyên viên: Hoài Thương
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178