• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thế chấp, cầm cố là những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, việc thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp, cầm cố được quy định cụ thể như sau:

  • Quy định về thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp, cầm cố như thế nào?
  • thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THANH TOÁN KHI XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP, CẦM CỐ

Kiến thức của Luật sư:

     Quy định về thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp, cầm cố như thế nào?

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015

Nội dung kiến thức về vấn đề thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp, cầm cố:

1. Thế chấp, cầm cố là gì?

Điều 292 BLDS 2015 có quy định:

     "Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

    1. Cầm cố tài sản.

     2. Thế chấp tài sản

     ..."

     Như vậy, thế chấp, cầm cố là những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của BLDS 2015, cụ thể:

     Điều 309 BLDS quy định cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

     Khoản 1 Điều 317 BLDS quy định thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Quy định về thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp, cầm cố

Điều 307 và 308 BLDS 2015 quy định về thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp, cầm cố như sau:

2.1 Thanh toán tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố

Được quy định tại Điều 307 như sau:

  • Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.
  • Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.
  • Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

2.2 Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm

Điều 308 quy định cụ thể như sau:

     Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

  • Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
  • Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
  • Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

     Thứ tự ưu tiên thanh toán như trên có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mình mà thế quyền.

     Trên đây là quy định của pháp luật về vấn đề thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Luật Toàn Quốc qua Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

     Trân trọng./.                                         

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178