• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quyền của Nhà nước đối với đất đai và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai được quy định tại mục 1, chương 2 Luật đất đai 2013

  • Quy định về quyền của Nhà nước đối với đất đai
  • Quyền của Nhà nước đối với đất đai
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI

Câu hỏi của bạn về quyền của Nhà nước đối với đất đai:

     Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc muốn được Luật sư giải đáp giúp đó là: Quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai được quy định như thế nào? Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về quyền của Nhà nước đối với đất đai:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quyền của Nhà nước đối với đất đai, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quyền của Nhà nước đối với đất đai như sau:

1. Cơ sở pháp lý về quyền của Nhà nước đối với đất đai:

2. Nội dung tư vấn về quyền của Nhà nước đối với đất đai:

     Luật đất đai hiện hành quy định chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý và Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật. Vậy Luật đất đai quy định quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai như thế nào?

2.1 Quyền của Nhà nước đối với đất đai

     Theo quy định tại Mục 1, Chương 2, Luật đất đai 2013, đối với đất đai Nhà nước có các quyền đó là: Quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai; Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất; Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất; Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất; Nhà nước quyết định giá đất; Nhà nước quyết định chính sách tài chính về đất đai; Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai.

     Các quyền này được thể hiện cụ thể như sau:

2.1.1 Quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai

     Căn cứ quy định tại Điều 13, Nhà nước thể hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai qua các công việc sau đây:

  • Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
  • Quyết định mục đích sử dụng đất.
  • Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất.
  • Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất.
  • Quyết định giá đất.
  • Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.
  • Quyết định chính sách tài chính về đất đai.
  • Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

2.1.2 Quyền quyết định mục đích sử dụng đất

Điều 14 Luật đất đai quy định:

14. Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất

Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

.
2.1.3 Quyền quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất

     Quyền quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất được quy định tại Điều 15 như sau:

Điều 15. Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất

1. Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.

2. Nhà nước quy định thời hạn sử dụng đất bằng các hình thức sau đây:

a) Sử dụng đất ổn định lâu dài;

b) Sử dụng đất có thời hạn.

[caption id="attachment_199578" align="aligncenter" width="450"] Quyền của Nhà nước đối với đất đai[/caption]
2.1.4 Quyền quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất

     Các trường hợp nhà nước thu hồi đất, trưng dụng đất được ghi nhận tại Điều 16 Luật đất đai 2013 như sau:

Điều 16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất

1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

2.1.5 Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất

     Theo quy định tại Điều 17 Luật đất đai 2013, Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức sau đây:

  • Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất;
  • Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Công nhận quyền sử dụng đất.
2.1.6 Nhà nước quyết định giá đất

Điều 18 Luật đất đai 2013 quy định:

Điều 18. Nhà nước quyết định giá đất

1. Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất.

2. Nhà nước ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể.

2.1.7 Nhà nước quyết định chính sách tài chính về đất đai

     Theo Điều 19 Luật đất đai 201 quy định, Nhà nước quyết định chính sách tài chính về đất đai thông qua:

  • Nhà nước quyết định chính sách thu, chi tài chính về đất đai.
  • Nhà nước điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
2.1.8 Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Điều 20 Luật đất đai 2013 quy định:

Điều 20. Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

2.1.9 Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai

     Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai là một trong những quyền thể hiện vai trò quan trọng nhất của Nhà nước đối với đất đai. Nội dung quyền được biểu hiện cụ thể theo quy định tại Điều 21 như sau:

  • Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.
  • Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương.
  • Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai theo thẩm quyền quy định tại Luật này.

2.2 Trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai

2.2.1 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Tại Điều 22 Luật đất đai 2013 quy định nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:

  • Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.
  • Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
  • Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
  • Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
  • Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
  • Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Thống kê, kiểm kê đất đai.
  • Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
  • Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
  • Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
  • Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
  • Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
  • Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
2.2.2 Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai

Theo Điều 23 Luật đất đai 2013, trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai được quy định như sau:

  • Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

     Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai.

  • Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này.
[caption id="attachment_199579" align="aligncenter" width="450"] Quyền của Nhà nước đối với đất đai[/caption]
2.2.3 Cơ quan quản lý đất đai

Điều 24 Luật đất đai 2013 quy định:

Điều 24. Cơ quan quản lý đất đai

1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

2.2.4 Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn

Điều 25 Luật đất đai 2013 quy định:

Điều 25. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn

1. Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật cán bộ, công chức.

2. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương.

2.2.5 Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất

     Bảo đảm đối với người sử dụng đất là một trong những trách nhiệm của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu về đất đai, cụ thể như sau:

  • Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.
  • Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
  • Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.
  • Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
  • Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 2.2.6 Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp với đồng bào dân tộc thiểu số

Điều 27 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

Điều 27. Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số

1. Có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng.

2. Có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp.

2.2.7 Trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai

Điều 28 Luật đất đai 2013 quy định:

Điều 28. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai

1. Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai.

2. Công bố kịp thời, công khai thông tin thuộc hệ thống thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân, trừ những thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật.

3. Thông báo quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp.

4. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

     Như vậy, Nhà nước đã thể hiện rất tốt vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai của mình thông qua việc xây dựng và ban hành các quy định về quyền cũng như trách nhiệm của Nhà nước đối với quản lý đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, bộ máy quản lý nhà nước về đất đai... Việc quy định như vậy tạo một khung pháp lý vững chắc, từ đó giúp cụ thể hóa và đưa chính sách pháp luật về đất đai được gần gũi hơn với người sử dụng đất và tạo điều kiện để người sử dụng đất dễ dàng hơn khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về quyền của Nhà nước đối với đất đai quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Quỳnh Mai

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178