Quy định về nâng lương trong doanh nghiệp Nhà nước - Luật Toàn Quốc
11:16 04/09/2018
Nâng lương trong doanh nghiệp Nhà nước... Quy định về tên gọi chuyên viên cao cấp... Điều kiện nâng lương lên chuyên viên...Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ.
- Quy định về nâng lương trong doanh nghiệp Nhà nước - Luật Toàn Quốc
- Nâng lương trong doanh nghiệp Nhà nước
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Nâng lương trong doanh nghiệp Nhà nước
Câu hỏi của bạn:Tôi đang làm mảng IT, hành chính, ISO, công tác Đảng tại Công ty Cổ phần thuộc Tập đoàn D, do nhà nước quản lý. Tôi kính nhờ Quý Luật sư tư vấn như sau:
- Quy định nào áp dụng cho cách gọi tên cán sự, chuyên viên, chuyên viên cao cấp,… để xếp lương cho CBCNV và nâng lương định kỳ. Để được nâng lương lên chuyên viên cao cấp thì phải đạt những điều kiện gì.
- Tôi đã tốt nghiệp Bằng Đại học CNTT, VB2 là Kỹ sư ngành Kinh tế vận tải biển và VB3 là Cử nhân QTKD; vậy Tôi có được nâng lương hay không?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 205/2004/NĐ-CP về hệ thống thang, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong công ty Nhà nước
- Thông tư 04/1998/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tiêu chuẩn thi nâng ngạch viên chức chuyên môn nghiệp vụ trong công ty Nhà nước
Nội dung tư vấn về Nâng lương trong doanh nghiệp Nhà nước:
1. Quy định về tên gọi chuyên viên cao cấp trong công ty Nhà nước
Theo bảng phụ lục kèm theo tại nghị định 205/2004/NĐ-CP thì tên gọi của cán sự, chuyên viên, chuyên viên cao cấp được quy định tại bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở các công ty Nhà nước. Theo đó thì "Chuyên viên cao cấp chỉ sử dụng ở cấp Tổng công ty và tương đương trở lên, do đại diện chủ sở hữu quyết định sau khi báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; chuyên viên chính chỉ sử dụng ở công ty hạng II trở lên; các chức danh còn lại sử dụng ở tất cả các công ty."
Đối với trường hợp của bạn, có thể hiểu công ty của bạn hiện đang là công ty cổ phần được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước trước đây. Do đó, tên gọi đối với các chức danh như chuyên viên, chuyên viên cao cấp sẽ được áp dụng giống như đối với doanh nghiệp nhà nước. [caption id="attachment_120664" align="aligncenter" width="426"] Nâng lương trong doanh nghiệp Nhà nước[/caption]
2. Điều kiện nâng lương lên chuyên viên cao cấp
Điều 6 nghị định 205/2004/NĐ-CP quy định về nguyên tắc nâng lương trong doanh nghiệp Nhà nước "Việc chuyển, xếp lương phải bảo đảm theo nguyên tắc làm công việc gì xếp lương theo công việc đó, giữ chức vụ gì xếp lương theo chức vụ hoặc phụ cấp giữ chức vụ đó trên cơ sở tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân; tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức, nhân viên; tiêu chuẩn xếp hạng công ty."
Trong trường hợp công ty của bạn vẫn giữ nguyên bảng lương giống như doanh nghiệp nhà nước, thì việc xếp lương sẽ được áp dụng theo nguyên tắc nâng lương trong doanh nghiệp Nhà nước như trên. Do đó, nếu bạn muốn nâng lương lên thành chuyên viên cao cấp thì trước hết bạn phải là chuyên viên cao cấp.
Điều kiện để trở thành chuyên viên cao cấp được quy định tại thông tư 04/1998/TT-BLĐTBXH, cụ thể bạn phải đáp ứng 4 tiêu chí như sau:
Thứ nhất, về chức trách:
- Chủ trì xây dựng đề án chiến lược hoặc đề án phát triển doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên môn theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
- Xây dựng kế hoạch trung hạn, dài hạn, các văn bản về chính sách, chế độ quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực chuyên môn trên cơ sở chủ trương, chính sách của Nhà nước và ngành;
- Chủ trì tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên môn. Hướng dẫn kiểm tra, đề xuất các biện pháp chỉ đạo, uốn nắn những sai lệch không phù hợp với sự phát triển doanh nghiệp;
- Tham mưu cho ngành xây dựng cơ chế quản lý sản xuất, kinh doanh theo nghiệp vụ, lĩnh vực được giao;
- Tổng kết, đánh giá hiệu quả phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đề xuất các phương án phát triển doanh nghiệp phù hợp với từng thời kỳ;
- Chủ trì hoặc tham gia các đề tài, công trình nghiên cứu để đổi mới hệ thống quản lý hoặc phát triển các ngành, nghề phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội trong nước và trên thế giới;
- Tổ chức biên soạn các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cấp ngành. Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ.
Thứ hai, về hiểu biết:
- Nắm chắc đường lối, chủ trương của Nhà nước, ngành, doanh nghiệp về phát triển ngành, nghề theo nghiệp vụ được giao và một số nghiệp vụ liên quan;
- Hiểu biết sâu, rộng các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ và các chuyên môn, nghiệp vụ liên quan;
- Có kiến thức sâu, rộng về quản lý chung và lĩnh vực nghiệp vụ phụ trách. Có khả năng lãnh đạo, có nhiều kinh nghiệm về tổ chức quản lý và xử lý nghiệp vụ;
- Am hiểu sâu, rộng về tình hình kinh tế - xã hội trong nước và các nước trên thế giới;
- Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học để quản lý hoặc phát triển doanh nghiệp.
Thứ ba, về việc làm được: Các nội dung công việc cụ thể làm được do doanh nghiệp quy định theo thống kê các công việc cho từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức trong doanh nghiệp
Thứ tư, về trình độ:
- Có trình độ đại học trở lên, đã qua lớp bồi dưỡng hoặc thực tập sau đại học về quản lý chuyên đề. Nếu có trình độ đại học khác thì phải qua bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ tương đương đại học ngạch chuyên ngành;
- Đã có thời gian ở ngạch chuyên viên chính ít nhất từ 9 năm trở lên;
- Qua khóa đào tạo về quản lý kinh tế - kỹ thuật và tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia ở ngạch cao cấp;
- Có trình độ chính trị cao – trung cấp;
- Có ít nhất một ngoại ngữ đọc, nói và viết thông thạo;
- Có công trình nghiên cứu về khoa học quản lý hoặc phát triển ngành, nghề được công nhận.
Căn cứ vào tiêu chuẩn trên, doanh nghiệp sẽ xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ cho từng chức danh nghề nghiệp phù hợp với cơ cấu tổ chức doanh nghiệp mình. Do đó, bạn phải căn cứ vào tiêu chuẩn mà doanh nghiệp mình đề ra đối với chức danh mình đang đảm nhiệm để xác định xem bản thân có đủ điều kiện để trở thành chuyên viên cao cấp hay không, từ đó xác định mình có được nâng lương trong doanh nghiệp Nhà nước.
Tham khảo thêm bài viết:
- Điều kiện thi nâng ngạch từ cán sự lên chuyên viên theo quy định hiện nay
- Cách tính chuyển ngạch lương cho viên chức như thế nào?
Để được tư vấn chi tiết về Nâng lương trong doanh nghiệp Nhà nước, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.