• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chế độ của người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mới và những ngành ngề, công việc được quy định là nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

  • Quy định về chế độ của người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
  • Chế độ của người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Chế độ của người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Câu hỏi của bạn:

     Chào Luật sư!

     Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn về chế độ của người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tôi đang làm công nhân sản xuất giày da tôi có nghe một số người bảo rằng đây là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nên sẽ được hưởng những chế độ khác so với người lao động bình thường. Tôi muốn hỏi liệu công việc của tôi có phải là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không? Nếu đây là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì về chế độ thời giờ làm việc, tiền lương có khác với lao động bình thường không? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chế độ của người làm công việc nặng nhọc, độc, hại nguy hiểm, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chế độ của người làm công việc nặng nhọc, độc, hại nguy hiểm như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Chế độ của người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là gì?

     Xã hội đang ngày càng phát triển, trình độ dân trí cũng ngày càng nâng cao, người lao động bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến chế độ công việc, điều kiện làm việc cũng như quyền lời của mình được hưởng. Cũng có rất nhiều người lao động làm việc trong những môi trường độc hại, họ rất quan tâm đến các chế độ của người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Họ quan tâm xem công việc mình đang làm có phải là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không, chế độ của họ có khác với lao động bình thường không?

    Có thể hiểu chế độ là hệ thống các quy định pháp luật cần phải được tuân thủ trong một quan hệ xã hội nhất định nhằm đạt được mục đích nhất định. Còn chế độ của người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là hệ thống các quy định về điều kiện để xác định công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, các quy định về tiền lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, bồi thường thiệt hại,...đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.

2. Sản xuất giày da có phải là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không?

     Căn cứ vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ thì các công việc sản xuất da giày sau được coi là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

  • Xì Formon vào da sơn xì da
  • Thuộc da bằng tanin và crôm
  • Bảo quản, sơ chế, pha chặt da tươi
  • Dán da bằng cồn làm gông, đai

     Tuy nhiên các công việc trên chỉ được xác định là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi có các đặc điểm về điều kiện lao động sau:

  • Làm việc trong buồng kín, tiếp xúc với hoá chất có nồng độ cao.
  • Công việc thủ công, nặng nhọc, nơi làm việc bẩn thỉu, hôi thối có nhiềuloại vi khuẩn, nấm gây bệnh và hoá chất độc (crôm).
  • Công việc thủ công, nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, ẩm ướt, bẩn thỉu, hôi thối, tỉ lệ nấm và vi khuẩn gây bệnh rất cao.
  • Công việc thủ công, tiếp xúc với hoá chất độc, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
  • Khi làm việc đi lại nhiều, ảnh hưởng của bụi, nóng và ồn cao.
  • Đi lại nhiều, ảnh hưởng của bụi bông, nóng và ồn cao

     Do những thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, bạn chưa cung cấp chính xác công việc cũng như điều kiện làm việc nên chúng tôi không thể khẳng định công việc sản xuất giày da của bạn là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Nên cần phải đối chiếu công việc của bạn đang làm xem có phù hợp với các thông tin chúng tôi đưa ra ở trên không để có thể tự xác định xem công việc của bạn đang làm có phải là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không?

3. Chế độ tiền lương đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

     Nếu công việc của bạn là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì công ty bạn phải đảm bảo nguyên tắc xếp lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

....

3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

....

     Như vậy, đối với công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

4. Thời giờ làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

     Thời gian làm việc theo quy định tại Điều 104 Bộ luật lao động 2012 như sau:

Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần . Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

     Như vậy, theo quy định trên nếu công việc bạn đang làm là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian làm việc bình thường không quá 8 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần. 

     KẾT LUẬN: Đối với trường hợp của bạn, do thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi chưa đầy đủ nên chưa thể khẳng định công việc sản xuất giày da của bạn có phải là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không. Do đó bạn cần phải so sánh công việc bạn đang làm với các tiêu chí mà chung tôi đã tư vấn ở trên. Nếu bạn đang làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian làm việc của bạn cũng giống như các lao động bình thường khác. Tuy nhiên, đối với công việc  có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức lương tối thiểu phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

5. Tình huống tham khảo

     Chào luật sư, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi về chế độ của người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Trước đây tôi có làm một công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 15 năm và đã đóng bảo hiểm xã hội được 20 năm. Đến bây giờ do sức khỏe đã không còn như trước đây nên tôi muốn xin nghỉ hưu. Một số người lao động khác có bảo tôi chỉ cần làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 15 năm là đủ điều kiện hưởng lương hưu. Tôi muốn biết trường hợp của tôi có đủ điều kiện nghỉ hưu không, năm nay tôi 50 tuổi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

       Theo quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện nghỉ hưu thì người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

     Như vậy, đối với trường hợp của anh thì anh đã đóng bảo hiểm xã hội được 20 năm và có 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tuy nhiên năm nay anh mới 50 tuổi nên chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu. Theo quy định nếu anh muốn hưởng lương hưu thì anh phải đáp ứng cả điều kiện về độ tuổi là phải từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về chế độ của người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về các loại công việc nặng nhọc, độ hại, nguy hiểm, tuổi nghỉ hưu  và các vấn đề khác liên quan đến chế độ của người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cư thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về hợp đồng làm việc như: hỗ trợ soạn thảo mẫu hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, đơn khiếu nại, đơn khởi kiện liên quan đến hợp đồng lao động, cung cấp dịch vụ tranh tụng tại tòa án về các tranh chấp liên quan đến chế độ của người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,...

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                       Chuyên viên: Nguyễn Ngọc

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178