Quy định về bảo vệ quyền lợi NLĐ đi xuất khẩu lao động - Luật Toàn Quốc
10:50 24/07/2018
Bảo vệ quyền lợi NLĐ đi xuất khẩu lao động... Nội dung hoạt động đưa NLĐ đi làm việc tại... Bảo vệ quyền lợi NLĐ đi xuất khẩu... Quản lý NLĐ đi xuất khẩu...
- Quy định về bảo vệ quyền lợi NLĐ đi xuất khẩu lao động - Luật Toàn Quốc
- Bảo vệ quyền lợi NLĐ đi xuất khẩu lao động
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Bảo vệ quyền lợi NLĐ đi xuất khẩu lao động
Câu hỏi của bạn:
Em đã thi đỗ đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản và đã học được 3 tháng. Hiện tại em nhận được thông tin đối ngoại quản lí bọn e đã nghỉ việc được 3 tháng nhưng công ty vẫn chưa bàn giao công việc lại cho ai. Tuyển dụng của em nói tháng sau em có visa về và bây giờ phải làm bằng ô tô vì bên nhật yêu cầu. Nhưng vì không có đối ngoại nên em không thể xác nhận được thông tin của tuyển dụng có chính xác không. Bây giờ em phải làm sao ạ.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn về bảo vệ quyền lợi NLĐ đi xuất khẩu lao động:
1. Nội dung hoạt động đưa NLĐ đi làm việc tại nước ngoài
Cùng với sự phát triển của xã hội, sự mở rộng quy mô các doanh nghiệp trên thế giới, xuất khẩu lao động là 1 trong những hoạt động phổ biến đối với NLĐ hiện nay. Theo đó, NLĐ là công dân Việt Nam, đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật trong nước cũng như pháp luật nước tiếp nhận, sẽ có cơ hội được ra làm việc ở nước ngoài theo quy định luật liên quan. Đứng trước nhu cầu rất lớn từ phía NLĐ, nhiều doanh nghiệp hoạt động chuyên về lĩnh vực xuất khẩu lao động đã ra đời. Để bảo vệ quyền lợi NLĐ đi xuất khẩu lao động, tại điều 4 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã quy định những nội dung liên quan đến hoạt động trên:
Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm các nội dung sau đây:
1. Ký kết các hợp đồng liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
2. Tuyển chọn lao động;
3. Dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
4. Thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
5. Quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
6. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
7. Thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
8. Các hoạt động khác của tổ chức, cá nhân có liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Như vậy, với những quy định chặt chẽ như trên, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đưa NLĐ đi xuất khẩu lao động phải có trách nhiệm quản lí với NLĐ của mình, tránh các trường hợp doanh nghiệp lợi dụng NLĐ để thu lợi bất hợp pháp. [caption id="attachment_103131" align="aligncenter" width="407"] Bảo vệ quyền lợi NLĐ đi xuất khẩu lao động[/caption]
2. Bảo vệ quyền lợi NLĐ đi xuất khẩu lao động hiện nay
Quyền lợi NLĐ luôn là 1 vấn đề mà pháp luật quan tâm. Tại khoản 2 điều 27 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có ghi nhận nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động như sau:
a) Các nghĩa vụ quy định tại các điều 13, 16, 18, 23, 24, 25 và 26 của Luật này;
b) Trực tiếp tuyển chọn người lao động và không được thu phí tuyển chọn của người lao động. Khi tuyển chọn lao động tại địa phương, doanh nghiệp phải thông báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả tuyển chọn và số lượng người lao động của địa phương đã được đưa đi làm việc ở nước ngoài;
c) Phối hợp với chính quyền địa phương thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
d) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để dạy nghề, bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu của từng thị trường lao động;
đ) Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài;
e) Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động;
g) Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
h) Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh về những thiệt hại do doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật;
i) Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động theo quy định của pháp luật;
k) Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này;
l) Định kỳ hằng năm, đột xuất báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tổ chức quản lí, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của NLĐ là một trong những nghĩa vụ quan trọng của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ được luật quy định. Đối với trường hợp của bạn, để xác nhận thông tin từ phía nhà tuyển dụng, bạn cần liên hệ trực tiếp với công ty đưa bạn đi xuât khẩu lao động. Công ty có trách nhiệm phải giải đáp những vấn đề bạn đang thắc mắc, không phụ thuộc vào việc vị trí của người quản lí đối ngoại đã được tiếp nhận hay không. Công ty để bảo vệ quyền lợi NLĐ đồng thời là khách hàng của mình, sẽ phải bố trí nhân viên để giải đáp thắc mắc, giúp bạn liên hệ với công ty tuyển dụng để xác minh thông tin.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Giá dịch vụ và môi giới khi đi xuất khẩu lao động của người lao động
- Có được lấy lại tiền khi không đi xuất khẩu lao động nữa không?
Để được tư vấn về vấn đề bảo vệ quyền lợi NLĐ đi xuất khẩu lao động quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.