Một số quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
04:13 24/09/2024
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai được thực hiện dựa trên các quy định pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng đất. Việc tuân thủ đúng quy định giúp cho quá trình thực hiện thủ tục hành chính về đất đai được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Vậy Luật đất đai 2024 quy định như thế nào về việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai?
- Một số quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
- quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
1. Thủ tục hành chính trong luật đất đai bao gồm những thủ tục nào?
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai có thể hiểu là những công việc mà người sử dụng đất thực hiện với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất. Những công việc này được Luật đất đai quy định cụ thể về tên gọi, cách thức thực hiện, căn cứ thực hiện để người sử dụng đất áp dụng một cách dễ dàng và thuận tiện nhất
Các thủ tục hành chính về đất đai hiện nay bao gồm: (theo Điều 223 Luật đất đai 2024)
- Thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất
- Thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; thủ tục đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận đã cấp
- Thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất;
- Thủ tục tách thửa, hợp thửa đất
- Thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất
- Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính;
- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai;
- Thủ tục hành chính khác về đất đai
Như vậy, nhà nước quy định rõ ràng và chi tiết về các thủ tục quản lý, sử dụng, đăng ký, chuyển nhượng, và xử lý các vấn đề liên quan đến đất đai. Khi người sử dụng đất có nhu cầu thực hiện công việc gì thì sẽ áp dụng theo thủ tục hành chính tương ứng.
2. Một số quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai
2.1 Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
- Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
- Văn phòng đăng ký đất đai;
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Như vậy, các cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong lĩnh vực đất đai bao gồm Bộ phận Một cửa của UBND cấp tỉnh, huyện, xã, Văn phòng Đăng ký đất đai và Chi nhánh của Văn phòng Đăng ký đất đai. Những cơ quan này đảm bảo quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai được thực hiện nhanh chóng, minh bạch, và thuận lợi cho người dân và tổ chức.
2.2 Phương thức nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân được lựa chọn nộp hồ sơ theo các phương thức sau đây:
- Nộp trực tiếp tại các cơ quan quy định tại mục 2.1 nêu trên;
- Nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Nộp tại địa điểm theo thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân và Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai;
- Nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công cấp tỉnh hoặc hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ hoặc hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh đối với trường hợp hồ sơ không yêu cầu nộp bản chính;
- Khi nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp hoặc nộp tại địa điểm thỏa thuận, người nộp hồ sơ được lựa chọn nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu hoặc nộp bản chính giấy tờ hoặc nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
- Trường hợp nộp hồ sơ theo phương thức còn lại thì nộp bản sao giấy tờ đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc phải được số hóa từ bản chính.
Như vậy, Luật đất đai hiện hành đã quy định đa dạng hóa hình thức nộp hồ sơ khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất, tăng cường tính linh hoạt và hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính.
2.3 Nguyên tắc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai
- Bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, chính xác giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
- Bảo đảm phương thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, lồng ghép trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của tổ chức, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền góp phần cải cách thủ tục hành chính.
- Tổ chức, cá nhân yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai và các giấy tờ trong hồ sơ đã nộp.
- Các thủ tục hành chính về đất đai được thực hiện bằng hình thức trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền và thời gian theo quy định của pháp luật, không chịu trách nhiệm về những nội dung trong các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đã được cơ quan, người có thẩm quyền khác chấp thuận, thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó.
Quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai phải đảm bảo sự bình đẳng, khách quan, công khai, và minh bạch, đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền. Phương thức thực hiện cần đơn giản, dễ hiểu, tiết kiệm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân và cơ quan. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ, và các thủ tục được thực hiện qua nhiều hình thức (trực tiếp, bưu chính, điện tử) đều có giá trị pháp lý như nhau. Cơ quan giải quyết phải thực hiện đúng thẩm quyền và thời gian theo quy định, không chịu trách nhiệm về nội dung đã được cơ quan khác phê duyệt trước đó.
3. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
3.1 Thời gian thực hiện thủ tục hành chính
Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai được quy định cụ thể đối với từng thủ tục, phụ thuộc vào mức độ phức tạp của từng thủ tục đó. Thời gian được tính kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ và không bao gồm thời gian giải quyết của các cơ quan sau đây:
- Thời gian giải quyết của cơ quan có chức năng quản lý đất đai về xác định giá đất cụ thể theo quy định;
- Thời gian giải quyết của cơ quan có thẩm quyền về khoản được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định;
- Thời gian giải quyết của cơ quan thuế về xác định đơn giá thuê đất, số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp, miễn, giảm, ghi nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, phí, lệ phí theo quy định;
- Thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;
- Thời gian người sử dụng đất thỏa thuận để thực hiện tích tụ đất nông nghiệp, góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai;
- Thời gian trích đo địa chính thửa đất.
3.2 Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai trong trường hợp đặc biệt
Đối với các xã miền núi, biên giới; đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng thủ tục hành chính thì phải được tăng thêm 10 ngày so với các địa phương khác (theo khoản 6 điều 12 nghị định 102/2024/NĐ-CP)
4. Chuyên mục hỏi đáp:
Câu hỏi 1: Hồ sơ sang tên sổ đỏ khi mua bán đất được nộp tại cơ quan nào?
Khi mua bán đất người dân có thể nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận một cửa thuộc ủy ban nhân dân
Câu hỏi 2: Thời gian thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ là bao nhiêu lâu?
Thời gian thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ là không quá 10 ngày làm việc.
Bài viết cùng chuyên mục: